Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch chung Đô thị Phú Quý, huyện Hoằng Hóa

Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch chung Đô thị Phú Quý, huyện Hoằng Hóa

Ngày 2/5, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 1710/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung Đô thị Phú Quý, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 .

Ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các xã: Hoằng Trung, Hoằng Kim, Hoằng Phú, Hoằng Quý; Tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch 1.535,59 ha.

Là đô thị loại V, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của xã Hoằng Trung, Hoằng Kim, Hoằng Phú và Hoằng Quý cũng như của huyện Hoằng Hoá. Là đô thị có tính chất chức năng tổng hợp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giáo dục) và là đầu mối giao thông của xã Hoằng Trung, Hoằng Kim, Hoằng Phú, Hoằng Quý và huyện Hoằng Hoá.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Quy mô dân số, đất đai đô thị theo các giai đoạn: Dân số hiện trạng năm 2020 khoảng 20.789 người; Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 30.000 người; Quy mô dân số đến năm 2045 khoảng 45.000 người; Đất xây dựng đô thị: 1.199,39 ha; đất dân dụng: 449,08 ha.

Chỉ tiêu đất dân dụng khoảng 99,8 m2 /người, bao gồm: Đất đơn vị ở khoảng 346,97 ha (trong đó đất đơn vị ở phát triển mới khoảng 103,34 ha tương ứng chỉ tiêu 42,7 m2 /người); Đất công trình dịch vụ – công cộng đô thị khoảng 18,33 ha tương ứng với chỉ tiêu 4,1 m2 /người; Đất cây xanh sử dụng công cộng: 22,66 ha (tương ứng chỉ tiêu 5,0 m2 /người); Bãi đỗ xe: 2,5 m2 /người. Các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật: Chỉ tiêu điện năng1.000 – 1.500 KWh/người/năm; phụ tải 330W/người; Cấp nước sinh hoạt 120 lít/người/ngđ; tỷ lệ cấp nước tối thiểu 90%; Thoát nước thải với lưu lượng tối thiểu 80% nước cấp, tỷ lệ thu gom tối thiểu 90%; Chất thải rắn là 0,9 kg/người/ngđ, tỷ lệ thu gom xử lý ≥ 90%. Các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật áp dụng vào phát triển đô thị về nguyên tắc dựa trên các tiêu chuẩn đô thị loại IV.

tm-img-alt
Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung Đô thị Phú Quý, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045.

Phát triển đô thị mở rộng về phía Đông và phía Tây, đưa trung tâm trục Quốc lộ 1A trở thành trục xương sống đối ngoại của đô thị, các trục vuông góc là trục phát triển đô thị, khai thác hành lang ven sông, hệ thống kênh mương mặt nước, các không gian xanh để tạo nên hình ảnh không gian đô thị, song hành với các tuyến trục giao thông; Khu vực phía Đông Nam phát triển sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, quy mô mở rộng sang các khu vực xã lân cận; Khu vực phía Đông Bắc phát triển khu dịch vụ hậu cần cho khu công nghiệp, bao gồm các dịch vụ về thương mại và dịch vụ nhà ở công nhân, nhà ở xã hội gắn với cải tạo dân cư hiện trạng; Khu vực phía Tây phát triển chức năng Đô thị – công nghiệp – dịch vụ bao gồm cải tạo chỉnh trang dân cư hiện trạng và các nhóm nhà ở mới gắn kết với Khu công nghiệp Bắc Hoằng Hoá, giới hạn phát triển đến hành lang tuyến điện 110 kV.

Cơ sở hình thành và phát triển đô thị Hình thành và phát triển đô thị Phú Quý theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoằng Hoá đến năm 2040 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 29/4/2020; trên cơ sở các yếu tố tạo thị gồm: các công trình hạ tầng xã hội cấp tiểu vùng như chợ Thị tứ Nghĩa Trang, trường THPT Hoằng Hoá 2; các cơ sở thương mại dịch vụ đã hình thành và phát triển dọc Quốc lộ 1A; định hướng các cơ sở công nghiệp quy mô lớn như Khu công nghiệp Phú Quý với quy mô khoảng 845 ha (trong đó diện tích thuộc ranh giới đô thị Phú Quý khoảng 246 ha), phát triển mở rộng nâng cấp cụm công nghiệp thành Khu công nghiệp Bắc Hoằng Hoá với tổng quy mô khoảng 270 ha (trong đó diện tích thuộc ranh giới đô thị Phú Quý khoảng 133 ha). 5.2. Mô hình phát triển không gian đô thị Sử dụng cấu trúc phát triển đô thị tập trung với trung tâm là giao lộ 2 trục đường Quốc lộ 1A và đường Kim Sơn (Đường nối Quốc lộ 45 và Quốc lộ 10…). Hình thái đô thị được tổ chức bao gồm khu trung tâm của đô thị và đơn vị ở, ngoài ra phát triển các trung tâm chuyên ngành như thương mại dịch vụ, công nghiệp dọc các trục giao thông quan trọng.

Định hướng tổ chức không gian đô thị Định hướng phát triển về chức năng: Phát triển về thương mại, dịch vụ, phục vụ nhân dân huyện Hoằng Hóa; Phát triển dịch vụ vận tải giao thương vùng, phát huy lợi thế điểm đấu nối giao thông giữa các tuyến đường: Quốc lộ 1A, đường Kim Sơn (đường nối Quốc lộ 45 – Quốc lộ 10) bằng việc xây dựng bến xe vùng, trạm trung chuyển hành khách, hàng hóa nhằm kết nối vùng, kết nối với đô thị trung tâm – thành phố Thanh Hoá; Phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ tại cụm công nghiệp Bắc Hoằng Hoá đã có, Khu công nghiêp sẽ là động lực phát triển của đô thị. Định hướng phát triển về không gian: Hình thành “Cấu trúc đô thị mở, linh hoạt” thông qua giải pháp xây dựng mạng lưới đường giao thông phù hợp, kết nối các khu chức năng bên trong của đô thị với các khu vực lân cận; Khai thác các tuyến sông, kênh mương tạo nên trục cảnh quan cho đô thị; Không gian đô thị được xác lập chủ yếu là thấp tầng, mật độ thấp gắn với không gian cây xanh mặt nước, xây dựng mật độ nén tập trung tại các khu vực trung tâm để tạo điểm nhấn…

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích