Vì sao, Việt Nam chi hơn 860 triệu USD để nhập khẩu gạo?

Lý giải con số trên, các chuyên gia và đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin: Sản xuất lúa gạo của Việt Nam đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo an ninh lương thực và dư lượng lớn gạo để xuất khẩu. Tuy nhiên, nước ta vẫn nhập khẩu một số sản phẩm gạo từ các quốc gia để phục vụ nhu cầu sản xuất chế biến và làm thức ăn chăn nuôi. 

an-do-dot-ngot-cam-xuat-khau-tam-viet-nam-co-the-huong-loi-nho-gia-g-1705103470
Việt Nam chi hơn 860 triệu USD để nhập khẩu gạo. Ảnh internet.

Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo, giá trị đạt 4,78 tỷ USD, tăng 38,4% so với năm 2022. Theo đó, gạo trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ ba trong lĩnh vực nông nghiệp, chỉ đứng sau gỗ và sản phẩm gỗ, thuỷ sản.

Giá gạo xuất khẩu trong năm vừa qua cũng lập kỷ lục lịch sử khi đạt 663 USD/tấn, đứng đầu trong các quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới.

Gạo Việt Nam xuất khẩu sang hầu khắp các thị trường chủ lực đều tăng mạnh. Trong đó, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đạt 1,75 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2022. Đây cũng là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2023. Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc cũng tăng 30,7%, đạt 530 triệu USD.

Đáng chú ý, đơn hàng gạo xuất khẩu sang Indonesia bùng nổ, đạt kim ngạch 640 triệu USD, tăng đột biến 992% so với năm 2022. Theo đó, Indonesia vươn lên thành khách hàng lớn thứ hai của gạo Việt, chỉ đứng sau Philippines.

Như vậy, năm 2023, ngành lúa gạo Việt Nam vẫn xuất siêu gần 3,92 tỷ USD. 

Các dự báo cho thấy, thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế thời gian tới tiếp tục sôi động, song nguồn cung gạo thiếu hụt so với nhu cầu. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 sẽ neo cao và có thể đạt trên 700 USD/tấn.

 Theo Thương Hiệu Và Công Luận

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích