Ứng dụng công nghệ AI trong nâng cao năng suất nông nghiệp

IMG_2399
Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết: “chương trình hội thảo được tổ chức với mục tiêu góp phần cung cấp các phân tích, đánh giá thực tiễn về điều kiện và hiện trạng của nền nông nghiệp. Từ đó, đóng góp vào thông tin tham mưu để cơ quan quản lý có thẩm quyền xây dựng các chính sách phù hợp; kết nối và thu hút các nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà khoa học và nhà nông nhằm góp phần đấy mạnh chuyền đổi số ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó thúc đẩy và phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cải tiến thông minh hoá, tự động hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo quy trình sản xuất, xuất xứ minh bạch, cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng…”

Tại Việt Nam, ứng dụng AI vào nông nghiệp vẫn còn khá mới mẻ nhưng đang rất thu hút được sự quan tâm của Chính phủ cũng như của các doanh nghiệp sản xuất vì những ưu thế mà nó mang lai so với nông nghiệp truyền thống.

IMG_2404
TS. Nguyễn Quốc Toản – Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Tại hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Toản – Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã báo cáo tổng quan chuyển đổi số trong nông nghiệp và những vấn đề đặt ra; đề cập tới Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, 2021: “chuyển đổi số là một trong ba trụ cột thực hiện phát triển nhanh, bền vững; là một trong những đột phá lớn, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã từng đưa ra nhận định: “chuyển đổi số là một động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, là nền tảng cho một nền kinh tế hiện đại” và “chuyển đổi số một cách toàn diện với sự tham gia của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan hành chính Nhà nước”.

Phong
Ông Nguyễn Anh Phong Giám đốc Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông thôn.

Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Anh Phong Giám đốc Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông thôn đã nêu ra các ví dụ điển hình: “các mô hình làng thông minh trên thế giới đã mang lại hiệu quả rõ rệt và thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân… việc xây dựng phát triển xã nông thôn mới thông minh và xã thương mại điện tử tại Việt Nam là một hướng đi đúng đắn mang lại một giải pháp phát triển tổng thể cho khu vực nông thôn”.

Ngày nay, những loại thiết bị máy móc ứng dụng trí tuệ nhân tạo đang dần phổ biến trong thời đại công nghệ phát triển. Những loại máy này được sáng tạo và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Trí tuệ nhân tạo giúp năng suất cây trồng được tăng lên, cây trồng được khoẻ mạnh hơn, kiểm soát sâu bệnh và các điều kiện trồng trọt; tổ chức dữ liệu cho nông dân, giúp giải quyết khối lượng công việc và cải thiện một loạt các nhiệm vụ liên quan đến nông nghiệp trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm.

Hiện nay trên các cánh đồng, nông trại nhiều nông dân trên thế giới đang sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để giảm đáng kể việc sử dụng các hóa chất ảnh hưởng đến môi trường. Những tiến bộ trong chế tạo robot điều khiển bằng AI cũng đang giúp nhà nông trong việc tăng gia sản xuất sử dụng ít đất và ít nhân công hơn.

Thực tế từ lâu Đảng và Chính phủ đã có những quyết sách nhằm phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Tiêu biểu trong số đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06 NQ/TW ngày 05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nhấn mạnh những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao như: “hiện đại hóa, thương mại hóa nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học – công nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của từng vùng”.

 

Được biết ngày 26/01/2021 Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg về việc Ban hành chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Trong đó có nội dung: “thúc đẩy và phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm cải tiến thông minh hóa, tự động hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo quy trình sản xuất, xuất xứ minh bạch, cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng”.

 

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích