Phải xử lý thật nghiêm!

Nhiều hành vi vi phạm

Dù đã đến chốt phòng, chống dịch bày tỏ xin lỗi vì hành vi của mình, nhưng một thanh niên ở thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội vẫn phải chịu sự xử lý nghiêm minh của pháp luật.

Phải xử lý thật nghiêm!
Đối tượng vi phạm công tác phòng, chống dịch tại cơ quan công an. (Ảnh: CACC)

Trước đó, khoảng 20h10 ngày 9/8, Công an thị trấn Liên Quan nhận được tin báo của chốt kiểm soát tại tổ dân phố Phú Tân, thị trấn Liên Quan, về việc anh N.N (ở thị trấn Liên Quan) tự ý đi qua chốt kiểm dịch, vứt bỏ khẩu trang, không đeo khẩu trang, có lời nói đe dọa lăng mạ người thi hành công vụ. Ngay sau khi nhận tin báo Công an thị trấn Liên Quan đã cử tổ công tác đến hiện trường để xác minh làm rõ nhưng N.N đã bỏ đi. Công an thị trấn Liên Quan đã phối hợp cùng Công an huyện Thạch Thất, tổ trưởng tổ dân phố triệu tập N.N đến cơ quan Công an để làm việc nhưng người này không có mặt tại nhà.

Đến ngày 16/8, khi có mặt tại Công an thị trấn Liên Quan, anh N đã khai nhận toàn bộ hành vi vi phạm của mình. Căn cứ hành vi vi phạm của anh N, tại thời điểm vi phạm có hành vi lăng mạ người thi hành công vụ, sau khi vi phạm đã trốn tránh.

Riêng về hành vi chửi bới xúc phạm người thi hành công vụ, theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng. Vấn đề này cơ quan chức năng sẽ đánh giá tính chất mức độ của hành vi vi phạm, đánh giá hậu quả xảy ra để xem xét xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ học hàm, học vị, trình độ nhận thức cũng như đơn vị công tác của người này để có những biện pháp răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội.

Riêng về hành vi chửi bới xúc phạm người thi hành công vụ, theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng. Vấn đề này cơ quan chức năng sẽ đánh giá tính chất mức độ của hành vi vi phạm, đánh giá hậu quả xảy ra để xem xét xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ học hàm, học vị, trình độ nhận thức cũng như đơn vị công tác của người này để có những biện pháp răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội.

Cùng ngày 16/8, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông áo trắng đi xe máy, không đội mũ bảo hiểm, không đeo khẩu trang. Anh này tự nhận là “tiến sĩ” và là người của VTV có biểu hiện say xỉn, liên tục chửi bới, xúc phạm lực lượng trực chốt kiểm dịch. Thái độ ngông cuồng của người đàn ông này khiến dư luận bức xúc.

Theo Thượng tá Phạm Văn Hậu, Trưởng Công an huyện Gia Lâm, vụ việc xảy ra khoảng 1h sáng 16/8, anh N.Đ (sinh năm 1983, trú tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, hiện đang ở Khu đô thị Đặng Xá) là Giám đốc một doanh nghiệp đi về Khu đô thị Đặng Xá. Khi qua chốt kiểm soát dịch, người này không đeo khẩu trang đúng quy cách, không đội mũ bảo hiểm có thái độ không hợp tác khi lực lượng chức năng kiểm tra. Thậm chí khi tổ công tác yêu cầu anh Đ đeo khẩu trang và chấp hành việc kiểm tra theo quy định, thì người này có hành vi cản trở tổ công tác thực hiện nhiệm vụ, vứt giấy tờ xuống đất và có lời nói xúc phạm lực lượng trực chốt. Sau khi không cung cấp đầy đủ các giấy tờ theo quy định, người này đã nhảy lên xe máy điện phóng đi. Do Đ có thái độ bất hợp tác, hơi thở có mùi bia rượu nên Công an xã Đặng Xá đã mời vợ của người này đến chứng kiến, đưa Đ về nhà. Chiều 16/8, Cơ quan chức năng xã Đặng Xá đã triệu tập anh N.Đ đến trụ sở Công an xã để làm việc.

Xử lý nghiêm để răn đe

Ngày 18/8, Công an thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất cho biết đã lập hồ sơ, đề xuất Ủy ban nhân dân thị trấn ra quyết định xử phạt hành chính đối với N.N về các hành vi “Vứt khẩu trang nơi công cộng” mức 1 triệu đồng, “Không đeo khẩu trang, không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế” mức phạt cao nhất 3 triệu đồng, “Có lời nói đe dọa, lăng mạ người thi hành công vụ” mức phạt 3 triệu đồng; tổng mức phạt 7 triệu đồng.

Theo Công an huyện Gia Lâm, đối với trường hợp người đàn ông tự nhận là “tiến sĩ” và là người của VTV, hiện tại, Công an huyện đang củng cố hồ sơ đối với anh N. Đ về các hành vi vi phạm: Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; không đeo khẩu trang nơi công cộng; ra đường không có lý do chính đáng; xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác…

Từ góc độ pháp lý, luật sư Phạm Hải Long (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, với những hành vi vi phạm như trên, anh N.Đ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt từ 200 đến 300 nghìn đồng với lỗi không đội mũ bảo hiểm theo quy định tại khoản 2, điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Với lỗi vi phạm nồng độ cồn thì người đàn ông này sẽ bị phạt có thể tới 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe đến 24 tháng theo Điều 21 của Nghị định này. Ngoài ra, nếu không mang theo giấy tờ xe thì cũng sẽ bị xử phạt hành chính.

Từ góc độ pháp lý, luật sư Phạm Hải Long (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, với những hành vi vi phạm như trên, anh N.Đ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt từ 200 đến 300 nghìn đồng với lỗi không đội mũ bảo hiểm theo quy định tại khoản 2, Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Với lỗi vi phạm nồng độ cồn thì người đàn ông này sẽ bị phạt có thể tới 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe đến 24 tháng theo Điều 21 của Nghị định này. Ngoài ra, nếu không mang theo giấy tờ xe thì cũng sẽ bị xử phạt hành chính.

Đối với hành vi vi phạm quy định về phòng dịch thì người đàn ông này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 12, Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Hành vi không đeo khẩu trang sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng. Trường hợp hành vi được xác định là “Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A” thì người đàn ông này còn có thể bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng theo quy định tại khoản 4, Điều 12 của Nghị định số 117.

Đối với hành vi chống người thi hành công vụ, cơ quan chức năng sẽ làm rõ có đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa trên cơ sở phân tích nguyên nhân sự việc, diễn biến hành vi và đánh giá hậu quả đã gây ra đối với xã hội.

Riêng về hành vi chửi bới xúc phạm người thi hành công vụ, theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng. Vấn đề này cơ quan chức năng sẽ đánh giá tính chất mức độ của hành vi vi phạm, đánh giá hậu quả xảy ra để xem xét xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ học hàm, học vị, trình độ nhận thức cũng như đơn vị công tác của người này để có những biện pháp răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội.

Minh Phương

Nguồn: Báo lao động thủ đô

Bạn cũng có thể thích