Lễ phát động cuộc thi: “đề xuất mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai”

Cuộc thi nhằm lựa chọn các tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc phục vụ tuyên truyền, nhân rộng, nâng cao hiệu quả về ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn liền công tác quản lý Nhà nước với các hoạt động xã hội, cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ các rủi ro thiên tai.

Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu khai mạc lễ phát động cuộc thi.
Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu khai mạc lễ phát động cuộc thi.

Phát biểu tại lễ phát động cuộc thi, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi chia sẻ: “cuộc thi được tổ chức nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cũng như sự chủ động trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của xã hội. Đây là hoạt động thiết thực để hiện thực hóa kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020”.

Toàn cảnh lễ phát động cuộc thi.
Toàn cảnh lễ phát động cuộc thi.

Đối tượng tham gia cuộc thi là tập thể, cá nhân đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, hoặc cá nhân là người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.

Tác phẩm tham dự cuộc thi được định dạng qua 3 hình thức: tác phẩm viết, tác phẩm vẽ, mô hình mô phỏng được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường: www.monre.gov.vn; Cục Biến đổi khí hậu: www.dcc.gov.vn; đồng thời thông tin qua các kênh truyền thông khác.

Ban Tổ chức tiếp nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022. Cuộc thi chấm theo thang điểm 100, được xét qua 02 vòng sơ khảo và chung khảo. Đối với tác phẩm đạt 75 điểm trở lên được xét vòng chung khảo. Những tác phẩm dự thi xuất sắc nhất sẽ nhận được các giải thưởng giá trị. Giải gồm: 31 giải cá nhân và 13 giải tập thể.

Lễ trao giải cuộc thi dự kiến quý III năm 2022 hoặc hưởng ứng nhân ngày quốc tế bảo vệ tầng ôzôn.

Cuộc thi nhằm tìm kiếm các ý tưởng, sáng kiến, công trình, phi công trình, mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai; phục vụ hiệu quả mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu; có tính ứng dụng và giá trị cao trong đời sống xã hội. Lựa chọn các tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc phục vụ tuyên truyền, nhân rộng, nâng cao hiệu quả về ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn liền công tác quản lý Nhà nước với các hoạt động xã hội, cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ các rủi ro thiên tai.

Thông điệp tác phẩm dự thi được thể hiện thông qua các bài viết có ý tưởng, sáng kiến; các bản vẽ tay, vẽ trên nền tảng công nghệ; các mô hình được thiết kế, lắp ráp,… thể hiện được công trình thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu/giảm nhẹ phát thải khí nhà kính/giảm nhẹ các rủi ro và tác động của thiên tai. Tác phẩm dự thi được triển khai trong các ngành, lĩnh vực, đời sống xã hội phản ánh sự chung sức, cùng hành động của cộng đồng đối với ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta. Tác phẩm dự thi đã được ứng dụng trong thực tế hoặc hướng mở, phát triển trong tương lai.

GS. TS. Khoa học Trương Quang Học trao đổi thông tin xoay quanh biến đổi khí hậu tại buổi lễ phát động nhằm tìm kiếm các ý tưởng, sáng kiến đem lại lợi ích thiết thực cho môi trường và xã hội.
GS. TS. Khoa học Trương Quang Học trao đổi thông tin xoay quanh biến đổi khí hậu tại buổi lễ phát động nhằm tìm kiếm các ý tưởng, sáng kiến đem lại lợi ích thiết thực cho môi trường và xã hội.

Nội dung, chủ đề của tác phẩm hướng đến việc tìm kiếm ý tưởng, sáng kiến, mô hình, giải pháp hoặc công trình, phi công trình có hiệu quả thực tiễn hoặc triển vọng về các hoạt động liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai như: xây dựng; nông nghiệp; sinh kế; phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên; giáo dục đào tạo, thông tin truyền thông…

Thể lệ cuộc thi “đề xuất mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai:

Đối tượng: là tập thể, cá nhân đang sinh sống, làm việc việc tại Việt Nam. Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, hoặc cá nhân là người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.

Hình thức: tác phẩm tham dự cuộc thi được định dạng qua 03 hình thức:

Hình thức số 1: tác phẩm viết (các hồ sơ, tài liệu viết được thể hiện trên chất liệu giấy in);

Hình thức số 2: tác phẩm vẽ, gồm vẽ tay trên nền giấy và vẽ trên nền tảng công nghệ. Vẽ trên giấy sử dụng màu bột gouach, màu poster, màu acrylic, khổ giấy vẽ (kích thước các cạnh nhỏ nhất là 210 x 297 mm, lớn nhất là 420 x 594 mm). Vẽ nền tảng công nghệ được tạo dựng từ chương trình/ứng dụng đồ họa trên máy tính hoặc điện thoại di động và các nền tảng công nghệ phù hợp. Tác phẩm vẽ không quá 15 hạng mục/tác phẩm, có bản thuyết minh kèm theo.

Hình thức số 03: mô hình mô phỏng (được thể hiện thông qua dàn dựng, thiết kế, lắp ráp, trình diễn, diễn giải, mô phỏng. Thể tích, khối lượng mô hình đảm bảo việc vận chuyển, di chuyển và trưng bày, có bản thuyết minh kèm theo).

Tất cả các tác phẩm dự thi phải ghi rõ tên của tập thể, cá nhân; đơn vị đang theo học/công tác, lĩnh vực công tác, chuyên ngành, địa chỉ liên lạc, số điện thoại…).

Điều kiện chung 

– Tập thể: có từ 02 thành viên trở lên và không hạn chế số lượng tác phẩm dự thi.

– Cá nhân: được gửi tối đa 05 tác phẩm dự thi.

– Quy cách tác phẩm tham dự cuộc thi định dạng qua các hình thức:

+ Đối với hình thức bằng chất liệu giấy in: hồ sơ không quá 150 trang A4.

+ Đối với hình thức tệp file: định dạng trên nền tảng công nghệ, dung lượng không quá 2 mb.

+ Đối với hình thức mô hình thực tế: phải được dàn dựng, thiết kế, lắp ráp, thuyết minh.

– Tác phẩm, sản phẩm tham dự cuộc thi có thể bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục để phản ánh, giới thiệu về nội dung chủ đề, nhưng không quá 10 hạng mục/tác phẩm.

– Trường hợp nhiều tác giả cùng thực hiện một tác phẩm, nếu đoạt giải thưởng cuộc thi, thì trao cho nhóm tác giả.

– Mỗi tác phẩm tham dự cuộc thi phải thể hiện kèm theo các thông tin sau: tên tác phẩm, ngày sáng tác, nội dung chú thích (tối đa 200 từ bằng tiếng Việt); địa chỉ đầu mối liên hệ chính thức.

– Ban Tổ chức được phép loại các tác phẩm mà trong đó thể hiện hình ảnh, thương hiệu, tên công ty hoặc thể hiện tính chất và yếu tố kinh doanh, thương mại.

– Cá nhân, tập thể gửi tác phẩm dự thi chịu trách nhiệm về bản quyền. Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm khiếu nại, tranh chấp về bản quyền hoặc quyền tác giả, tác phẩm.

– Đối với tác phẩm đoạt giải, ngoài trao giải theo quy định tại thể lệ này, Ban Tổ chức được phép sử dụng để trưng bày, triển lãm, phục vụ hoạt động truyền thông và mục đích phù hợp khác.

– Tác phẩm tham dự cuộc thi không được là tác phẩm đã đoạt giải tại các cuộc thi, giải thưởng khác.

– Tập thể đại diện cơ quan, tổ chức có tác phẩm tham dự cuộc thi cần có ký xác nhận giới thiệu của cơ quan.

Thông tin chi tiết thể lệ cuộc thi được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường: www.monre.gov.vn; Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường: www.dcc.gov.vn; thông tin thông qua các kênh truyền thông khác.

Hồ sơ, thời gian, phương thức gửi tác phẩm dự thi

Thời gian gửi tác phẩm tham dự: Ban Tổ chức tiếp nhận tác phẩm dự thi tính đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022 (theo dấu bưu điện hoặc xác nhận thông tin trên hồ sơ điện tử).

Phương thức gửi tác phẩm dự thi:

Cách 1: tổ chức, cá nhân gửi tác phẩm dự thi thông qua hình thức trực tuyến theo đường dẫn của Ban Tổ chức đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Biến đổi khí hậu (www.dcc.gov.vn). Tuy nhiên, phải thể hiện đầy đủ thông tin về chủ đề, nội dung tham gia.

Cách 2: tổ chức, cá nhân gửi tác phẩm dự thi qua địa chỉ thư điện tử [email protected]

Đồng thời, gửi bản gốc, hồ sơ, mô hình công trình theo địa chỉ: Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 phố Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Các tác phẩm không phù hợp quy định và gửi sau thời hạn nêu trên sẽ được coi là không hợp lệ.

Tiêu chí đánh giá

Tác phẩm tham dự cuộc thi được chấm theo thang điểm 100 thông qua các tiêu sau: tính thiết thực và sáng tạo, mới của nội dung, chủ đề, ý tưởng, sáng kiến, công trình, mô hình, công trình, giải pháp; khả năng phổ biến, lan tỏa, tính ứng dụng thực tế cao và giá trị khoa học; có những ý tưởng, sáng kiến mang tính đột phá mới; khả năng, triển vọng ứng dụng cao thực tiễn đời sống xã hội; tiêu đề, giới thiệu xúc tích, nội dung thông tin thuyết minh, thông điệp truyền tải rõ ràng, thuyết phục; đại diện tính khu vực, vùng miền; giới; tính cộng đồng (tập thể)…

– Tác phẩm xét qua 02 vòng: sơ khảo và chung khảo.

– Tác phẩm đạt 75 điểm trở lên được xét vòng chung khảo.

Giải thưởng: tổng số có 44 giải với tổng giá trị giải thưởng là 101 triệu đồng

a) Giải thưởng cá nhân:

– 01 giải nhất 6 triệu đồng kèm giấy chứng nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– 06 giải nhì, mỗi giải 3 triệu đồng kèm giấy chứng nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– 09 giải ba, mỗi giải 2 triệu đồng kèm giấy chứng nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– 15 giải khuyến khích, mỗi giải 01 triệu đồng kèm giấy chứng nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Giải thưởng tập thể:

– 01 giải nhất 8 triệu đồng kèm giấy chứng nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– 03 giải nhì, mỗi giải 5 triệu đồng kèm giấy chứng nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– 03 giải ba, mỗi giải 3 triệu đồng kèm giấy chứng nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– 06 giải khuyến khích, mỗi giải 01 triệu đồng kèm giấy chứng nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra có thể có các phần thưởng khác do nhà tài trợ trao tại lễ tổng kết cuộc thi.

Lễ phát động cuộc thi diễn ra từ ngày 16/12/2021. Lễ trao giải cuộc thi dự kiến quý III năm 2022 hoặc hưởng ứng nhân ngày quốc tế bảo vệ tầng ôzôn.

Trong quá trình tham gia dự thi, các vướng mắc hoặc chưa rõ, đề nghị liên hệ về Cục Biến đổi khí hậu, qua ông Nguyễn Hữu Linh, điện thoại: 0975120589/bà Nguyễn Thị Bích Nguyệt, điện thoại: 0974428589.

Hoặc qua địa chỉ thư điện tử của Ban Tổ chức cuộc thi: [email protected]./.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích