Hội thảo “Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng: Dược phẩm, Mỹ phẩm và thực phẩm chức năng

1
Quang cảnh hội thảo

Hội thảo có sự tham dự của Các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Cục Quản lý Dược, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế; Tổng cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu – Bộ Công an; Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính; Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ; Vụ I –  Văn phòng Chính phủ; Ban Chỉ đạo 389 của 30 tỉnh, thành phố; Hiệp hội chống hàng giả, bảo vệ Thương hiệu Việt Nam; Quỹ chống hàng giả; Các Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

2
Đại biểu tham dự hội thảo

Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia: Trong 04 năm thực hiện Chỉ thị 17/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… của các cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng trên phạm vi toàn quốc đạt được kết quả như sau:

3
Các vị chủ trì hội thảo

Năm 2019: Phát hiện 8.479 vụ vi phạm, trong đó có 2.201 vụ kinh doanh  hàng  lậu, 5.800 vụ gian lận thương mại, 478 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; nhóm mặt hàng dược phẩm là 4.096 vụ; mỹ phẩm 3262 vụ; thực phẩm chức năng 663 vụ; xử lý hành chính 8.347 vụ, khởi tố 42 vụ án.

4
Ông Trần Đức Đông, Phó Chánh văn phòng Thường trục- Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia điều hành hội thảo

Năm 2020: Phát hiện 5.723 vụ (giảm 32,5%) trong đó có 1.751 vụ kinh doanh hàng nhập lậu (giảm 20.5%); 3.643 vụ gian lận thương mại (giảm 31,18%); 329 vụ hàng giả vi phạm sở hữu trí tuệ (giảm 31,17%); Nhóm hàng dược phẩm 2.671 vụ (giảm 34,79%); Mỹ phẩm 2.477 vụ (giảm 20,06%); thực phẩm chức năng 380 vụ (giảm 42,68%); Xử lý hành chính 5.222 vụ, khởi tố 13 vụ án.

5
Ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam tham (áo trắng) dự hội thảo

Năm 2021: Phát hiện xử lý 4.094 vụ vi phạm (giảm 28,46%) trong đó có 1.027 vụ kinh danh hàng lậu (giảm 41,34%); 2.867 vụ gian lận thương mại (giảm 21,28%); 200 vụ hàng giả vi pham sở hữu trí tuệ (giảm 39,2%); nhóm hàng dược phẩm 1.878 vụ (giảm 29,68%); mỹ phẩm 1846 vụ (giảm 25,47%); thực phẩm chức năng 332 vụ (giảm 12,63%); xử lý hành chính 4.082 vụ, khởi tố 12 vụ án.

6
Đại diện Ban chỉ đạo 389 TP Hồ Chí Minh tham luận

Năm 2022: Phát hiện xử lý 3.527 vụ (giảm 13%) gồm: 807 vụ kinh doanh hàng lậu (giảm 21%); 2491 vụ gian lận thương mại (giảm 13%); 229 vụ hàng giả, vi pham sở hữu trí tuệ (tăng 14,5%); về nhóm mặt hàng: Dược phẩm 1009 vụ (giảm 46%); Mỹ phẩm 1.618 vụ (giảm 12%); thực phẩm chức năng 822 vụ (tăng 147,5%); xử lý hành chính 3510 vụ việc, khởi tố 17 vụ án.

7
Đại diện Ban chỉ đạo 389 Lạng Sơn tham luận

Dự báo buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung và đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nói riêng tuy có giảm dần trong những năm gần đây song còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp trở lại sau khi kiểm soát được dịch Covid-19, mọi hoạt động xã hội trở lại bình thường; xu hướng cạnh tranh và bảo hộ mậu dịch giữa các quốc gia, áp lực lạm phát gia tăng, nhu cầu phát triển sản xuất, tiêu dùng tăng cao; biến động chênh lệch giá hàng hóa giữa các khu vực, vùng miền trong và ngoài nước còn lớn, đặc biệt là sự khan hiếm cục bộ và tăng giá đột biến một số mặt hàng trọng điểm thiết yếu là động cơ nguyên nhân dẫn đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Những vấn đề nói trên đặt ra thách thức cho các cấp, các ngành, và các cơ quan, lực lượng chức năng thực thi về công tác này. Trước tình hình đó, cần phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, nhằm kiểm soát tốt hơn trong quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đối với nhóm mặt dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Hội thảo “Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng: Dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng – Thực trạng và giải pháp” để trao đổi, thảo luận đánh giá đúng thực trạng, dự báo đúng tình hình, đưa ra các giải pháp sát hợp nhất, hiệu quả nhất cho công tác này. Theo tài liệu, có 31 tham luận của các cơ quan, hiệp hội, Ban chỉ đạo 389 các địa phương, doanh nghiệp đã được gửi tới hội thảo.

Hiệp hội Chống hàng giải và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam đã gửi tới hội thảo tham luận: “Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội về công tác chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt Nam đối với nhóm mặt hàng dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng”. Ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội tham dự hội thảo.

Theo Thương Hiệu Và Công Luận

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích