Hà Nội: Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

111111111111111
Hà Nội tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Theo đó, Kế hoạch gồm 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để bảo đảm tiến độ, hoàn thành mục tiêu đề ra.

Trong đó, các cấp, ngành, tổ chức, đơn vị thường xuyên đôn đốc, kiêm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm đối với những đơn vị thuộc thẩm quyền.

Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về an toàn thực phẩm trên địa bàn; xác định việc bảo đảm an toàn thực phẩm là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tổ dân phố văn hóa, làng văn hóa; tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các làng nghề thực phẩm, chợ thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm, nhất là Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm cao nhất về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn do mình phụ trách.

UBND TP. Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành trên địa bàn thành phố:

Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị của thành phố về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm;

Các nguyên tắc, chế tài xử lý vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm, sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh, hoá chất không rõ nguồn gốc trong tất cả các khẩu, từ nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản thực phẩm; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm; bảo đảm truy xuất rõ nguồn gốc;

Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành; nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Các cấp, các ngành, tổ chức, đơn vị thuộc thành phố:

Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm đối với các đơn vị thuộc thẩm quyền;

Tăng cường phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm đối với từng công đoạn của “chuỗi cung cấp thực phẩm”; chú trọng các cơ sở cung cấp thực phẩm cho nhiều người, cơ sở kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ;

Đẩy mạnh thanh tra chuyên ngành, xây dựng quy chế phối hợp, phân định rõ trách nhiệm của các ngành, các đơn vị liên quan; xây dựng hệ thống cảnh báo và phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm;

Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm;

Có chính sách thỏa đáng, kịp thời khen thưởng và biện pháp phù hợp để bảo vệ người tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm;

Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong quản lý kinh doanh vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm từ tỉnh khác về Hà Nội, kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý để xảy ra sai phạm.

Hà Nội đặt ra loạt mục tiêu cụ thể, như: 100% người quản lý; 100% người sản xuất, kinh doanh thực phẩm có kiến thức, thực hành dùng về an toàn thực phẩm; 100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm toàn thành phố, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được kiểm tra, thanh tra, giám sát định kỳ theo kế hoạch; 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời; khống chế tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân năm…

Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ thành phố tới cơ sở theo nguyên tắc tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với các quy định của Đảng và Nhà nước.

Các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch theo phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm theo lĩnh vực ngành và địa phương quản lý; thực hiện chế độ báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện kế hoạch trước ngày 15/11 hằng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích