Hà Nội đốc các dự án chậm triển khai, nếu không đảm bảo yêu cầu, có thể bị thu hồi

Nhiều dự án chậm triển khai theo báo cáo, trong nhiều năm qua, thành phố đã xác định đúng vai trò quan trọng của nguồn vốn đầu tư công đến sự phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật – kinh tế – xã hội. Đầu tư công được thực hiện tập trung, cơ bản khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải. Các dự án, công trình đầu tư công, công trình trọng điểm được hoàn thành đưa vào sử dụng đã giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc dân sinh, giảm thiểu ùn tắc giao thông, đảm bảo môi trường, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn, nhất là hệ thống giao thông với các tuyến đường kết nối giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Mới đây, Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của cả nước tổ chức 2 hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đối thoại, tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong bối cảnh dịch Covid – 19. Tại các hội nghị, lãnh đạo các bộ ngành và thành phố Hà Nội đã trả lời nhiều vướng mắc của doanh nghiệp, giải quyết trực tiếp từng dự án, mang lại hiệu quả thực chất. Đây là thông điệp mạnh mẽ của Thủ đô trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đón đầu xu hướng hồi phục kinh tế.

Mặc dù Thành phố đã đẩy mạnh thu hút đầu tư, song vẫn còn nhiều dự án đã được trao quyết định chủ trương đầu tư, được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay thành lập cụm công nghiệp triển khai còn chậm, chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu. Mới có 51/206 dự án trao quyết định chủ trương đầu tư hoàn thành. Tỷ lệ các biên bản ghi nhớ ký kết trong các Hội nghị được hiện thực hóa thành các dự án đầu tư còn ít. Hiện nay, có 54/104 Biên bản chưa được thực hiện. 

Với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành thành phố xanh – văn hiến – văn minh – hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực, Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố luôn coi thu hút đầu tư là chiến lược lâu dài, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, hạ tầng thiết yếu phục vụ an sinh xã hội. Thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi nhất để các nhà đầu tư yên tâm phát triển, nhất là trong bối cảnh phục hồi kinh tế, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid – 19.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông phát biểu tại phiên chất vấn.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn rất nhiều dự án chậm triển khai. Bên cạnh trách nhiệm của chủ đầu tư thì còn có trách nhiệm không nhỏ của các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương, đặc biệt trong công tác hậu kiểm. Chế tài xử lý các dự án chậm triển khai đã được quy định rất rõ trong luật, vấn đề đặt ra là phải xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, cần phải có giải pháp cụ thể, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất hơn nữa, để những mảnh đất vàng của Thủ đô không bị bỏ hoang… tập trung nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy các dự án chậm triển khai mở đầu phần chất vấn nội dung này, đại biểu Đoàn Việt Cường (Tổ Mê Linh) nêu vấn đề: việc tổ chức các hội nghị xúc tiến hợp tác đầu tư của Hà Nội tạo kết nối hợp tác sâu rộng với các địa phương, khẳng định vị trí Thủ đô, nhưng thực tế cho thấy có nhiều dự án đã được trao quyết định đầu tư nhưng chưa được triển khai. Đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết việc thanh tra kiểm tra đôn đốc thực hiện các thủ tục và giải pháp của ngành trong thời gian tới với vấn đề này?

Đại biểu Đoàn Việt Cường (Tổ Mê Linh) nêu vấn đề chất vấn Trong khi đó, đại biểu Lê Vĩnh Sơn (Tổ Mỹ Đức) đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết tại các hội xúc tiến đầu tư có khá nhiều biên bản ghi nhớ được ký kết nhưng đến nay chưa được thực hiện. Vậy đâu là nguyên ngân và giải pháp đôn đốc trong thời gian tới? Còn theo đại biểu Vũ Mạnh Hải (Tổ Thường Tín), trong các dự án triển khai chậm được nêu, có khá nhiều dự án đầu tư công, thuộc danh mục công trình trọng điểm của TP luôn được ưu tiên bố trí vốn, nhưng triển khai thực tế không đạt yêu cầu. Đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết nguyên nhân, giải pháp?

Đại biểu Vũ Mạnh Hải (Tổ Thường Tín) đặt câu hỏi chất vấn Trả lời nội dung chất vấn của các đại biểu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn cho biết, về việc thực hiện tổ chức các Hội nghị xúc tiến đầu tư của thành phố từ năm 2017 đến nay, thành phố đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 206 dự án, với tổng số vốn hơn 548 nghìn tỷ đồng. Theo đó, đã có 54 dự án hoàn thành, 70 dự án đang triển khai xây dựng. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng việc triển khai các dự án còn chậm do trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư, có thay đổi Luật đầu tư. Trên cơ sở đó, thành phố yêu cầu rà soát lại các trình tự thủ tục pháp lý của các dự án. Trong quá trình tổ chức, việc xử lý vi phạm của các nhà đầu tư như vi phạm công tác phòng cháy chữa cháy, nghĩa vụ về đất đai, bảo hiểm xã hội, tài chính… một số nhà đầu tư còn chưa tích cực chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc hoàn thiện thủ tục; ngoài ra việc chậm cũng có trách nhiệm của các sở ngành trong việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát các nhà đầu tư tổ chức đầu tư.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn trả lời tại phiên chất vấn. Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở đã phối hợp tích cực đối với các nhà đầu tư hướng dẫn các thủ tục triển khai. Trong thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu thành phố nhanh chóng sửa đổi quy trình tổ chức thực hiện đầu tư. Đến nay, sở đã ban hành hướng dẫn thực hiện quy trình đầu tư, giải quyết những vướng mắc tồn đọng của các nhà đầu tư. Trong đó, có vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, chủ trương đầu tư.

Về giải pháp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn cho biết, các bộ, ngành đã kiến nghị sửa đổi Luật đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đất đai để có thể triển khai được các dự án sử dụng đất trên địa bàn thành phố. Nêu việc thực hiện các biên bản ghi nhớ còn hạn chế, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết sở đã hoàn thành 25/34 cam kết. Thành phố đã ký kết 70 biên bản ghi nhớ. Về việc chậm triển khai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng nguyên nhân là do khi các đơn vị xuống thực trạng thì họ không đảm bảo thực hiện được theo đúng những nội dung đã cam kết. Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã tham mưu thành phố các giải pháp về cải cách hành chính để các thủ tục liên thông giữa các sở, ngành, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện theo quy trình thủ tục.

Ngoài ra, sở sẽ giám sát đầu tư, thanh tra kiểm tra, kết luận, xử lý phù hợp, để đáp ứng đúng kỳ vọng của người dân. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cam kết với HĐND thành phố sẽ tích cực tham mưu cho thành phố để đẩy nhanh tiến độ chứng nhận đầu tư đối với các dự án; giám sát chặt chẽ kết quả thực hiện đầu tư của các dự án để báo cáo thành phố các dự án chậm tiến độ, không đủ điều kiện thì sẽ tiến hành thu hồi.

Tái chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đại biểu Đoàn Việt Cường đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết giải pháp tập trung chỉ đạo rà soát đôn đốc các dự án đã có quyết định đầu tư mà chậm trễ, phân loại khó khăn để tháo gỡ và sở chủ trì cùng liên ngành sớm báo cáo UBND thành phố, quan tâm xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đất đai, quy hoạch, xây dựng và với những dự án đã được trao quyết định đầu tư, giải pháp với các nhà đầu tư cố tình chây ì?

Đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết sở đang xây dựng quy trình hướng dẫn thủ tục triển khai các dự án ngoài ngân sách theo quy định mới, vậy khi nào sở sẽ trình UBND thành phố ban hành?

Đại biểu Nguyễn Minh Tuân (Tổ Phú Xuyên) chất vấn: qua tái giám sát của Thường trực HĐND thành phố tháng 5/2021 cho thấy, sau 2 năm thực hiện Nghi quyết của HĐND thành phố vẫn còn phát sinh một số dự án chậm triển khai vi phạm Luật Đất đai, việc xây dựng hồ sơ quản lý chưa hoàn thành, đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi Trường cho biết nguyên nhân, giải pháp?

Đại biểu Duy Hoàng Dương (Tổ Hoài Đức) đặt câu hỏi chất vấn Đại biểu Duy Hoàng Dương (Tổ Hoài Đức) cho biết, tháng 5/2021 Thường trực HĐND thành phố đã tổ chức giám sát các dự án sử dụng đất vi phạm Luật đất đai, từ đó UBND thành phố đã giao nhiệm vụ rất nhiều sở, ngành, trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan vào cuộc. Đề nghị Giám đốc Sở cho biết việc triển khai kế hoạch của UBND thành phố đến đâu?

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Tổ Hoàng Mai) cho biết, Hoàng Mai là quận có số dân đông nhất trên địa bàn Hà Nội. Sau 20 năm thành lập, hạ tầng của quận đã được cải thiện nhiều, tuy nhiên, vẫn còn những tuyến đường được quy hoạch triển khai đến nay chưa hoàn hiện. Cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố cho biết nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm triển khai và phương án xử lý cụ thể đối với các dự án trên địa bàn quận. Qua thống kê có 15 dự án, trong đó có 3 dự án tiêu biểu: dự án thứ nhất là dự án xây dựng tuyến đường Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên, nối từ đường Minh Khai đến đường Vành đai 2,5; dự án thứ 2 là dự án xây dựng đường vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng – quốc Lộ 1A; dự án thứ 3 là dự án xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến khu đô thị mới C2 – Gamuda Gardens.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Tổ Hoàng Mai) đặt câu hỏi tại phiên chất vấn Trả lời về việc đôn đốc các dự án chậm tiến độ triển khai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn cho biết, sở đã chủ trì, phân loại các dự án môi trường có sử dụng đất, các dự án về nhà ở, thương mại dịch vụ…; làm rõ tồn tại, vướng mắc của các dự án ở đâu; đồng thời, kiên quyết thu hồi các dự án chủ đầu tư chây ỳ, không triển khai.

Hiện nay, có khoảng 900 dự án chậm tiến độ. Sở sẽ có các giải pháp tổ chức thực hiện. Đối với dự án ngoài ngân sách, sở chủ động xây dựng quy trình tổ chức thực hiện, gửi văn bản tới các sở, ngành, quận, huyện, tập hợp đầy đủ, chuyển sang Sở Tư pháp ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Sở Tư pháp đã thẩm định, có báo cáo vào ngày 24/11. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trình thành phố ban hành quy định đối với các dự án sử dụng đất trên địa bàn thành phố, để hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn Hà Nội.

Trả lời chất vấn của đại biểu Vũ Mạnh Hải, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn cho biết giai đoạn 2016 – 2021, Thành ủy – UBND thành phố đã chỉ đạo rất quyết liệt đối với những công trình trọng điểm. Với 55 công trình trọng điểm được quyết nghị, hiện có 11 dự án ngân sách hoàn thành và cơ bản hoàn thành mục tiêu ban đầu, 15 dự án đang tập trung chỉ đạo thi công, 12 đang hoàn thiện thủ tục đầu tư và 7 dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Như vậy, dự án hoàn thành mục tiêu đề ra của là 11/33 dự án, đạt 33%. Trong đó có những dự án vốn ODA, PPP… về nguyên nhân chậm dự án trọng điểm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn nhận định, việc chậm giải phóng mặt bằng là một trong những nguyên nhân chính, đây là vấn đề được các đại biểu và Nhân dân hết sức quan tâm và đã chỉ ra nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện, tư vấn, khảo sát, thiết kế cũng chưa sát, dẫn đến việc phải điều chỉnh dự án, điều chỉnh mức đầu tư, qua đó kéo dài thời gian thực hiện dự án. Với những dự án vốn ODA, theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, với những công trình trọng điểm, như dự án đường sắt có thời gian thực hiện kéo dài, là dự án lớn chưa có tiền lệ dẫn đến việc tổ chức, thiết kế, thực hiện các gói thầu phải điều chỉnh, phải bổ sung từ phía bộ, ngành. Về những dự án PPP, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn đánh giá quá trình triển khai khá phức tạp. Từ những năm 2018 – 2019, dừng thanh toán theo Luật Tài sản công. PPP phải chuyển sang hình thức khác. Do vậy, hồ sơ mời thầu, hồ sơ phát hành hồ sơ mời thầu cũng phải dừng thực hiện, bên cạnh đó một số dự án phải thực hiện, hoàn thành quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở rà soát, đánh giá thực hiện dự án trọng điểm giai đoạn 2016 – 2020, sở đã tham mưu thành phố và HĐND đã quyết nghị 39 dự án trọng điểm.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bùi Duy Cường trả lời tại phiên chất vấn câu hỏi của đại biểu Nguyễn Minh Tuân: thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố, UBND thành phố đã ban hành các kế hoạch, chỉ đạo, thực hiện các tổ công tác, lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra các dự án chậm. Kết quả, hiện 379 dự án đã có kết luận cụ thể, đề xuất xử lý, trong đó: 30 dự án được kiến nghị thu hồi thì nay đã thu hồi 10 dự án; 35 dự án gia hạn tiến độ theo Luật đất đai; 77 dự án đã được chủ đầu tư tích cực khắc phục, đưa đất vào sử dụng. Với 63 dự án chậm giải phóng mặt bằng, các dự án còn lại vướng một số nội dung, các chủ đầu tư đang tập trung hoàn tất thủ tục.

Qua thanh tra kiểm tra đã có tác động tích cực, chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đưa đất vào sử dụng. Nguyên nhân khách quan là do: chính sách quy định liên quan đất đai quy hoạch có nhiều thay đổi; chờ rà soát theo quy hoạch chung và quy hoạch phân khu; tình hình dịch bệnh… nguyên nhân chủ quan: nhận thức, ý thức chấp hành Luật Đất đai của các chủ đầu tư hạn chế, nhiều chủ đầu tư không phối hợp địa phương, cố tình chây ì không thực hiện nghĩa vụ tài chính, một số chủ đầu tư sắp hết hạn dự án thì đề nghị điều chỉnh gia hạn, một số sở, ngành thực hiện chưa phối hợp đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Từ đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất các giải pháp như: sở sẽ cùng các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các nghị quyết, báo cáo giám sát HĐND và kế hoạch của UBND thành phố, tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình chây ì không thực hiện kết luận thanh tra. Với những dự án chủ đầu tư không liên hệ chính quyền địa phương, sau giải phóng mặt bằng chưa đầu tư xây dựng, các ngành cần quyết tâm xử lý. Đồng thời, thành phố tăng cường giám sát đầu tư, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật… Sở cũng quyết tâm tập trung thực hiện xây dựng hồ sơ địa chính đảm bảo tiến độ thành phố gia hạn trong năm 2022 phải xong.

Sở đề nghị lãnh đạo quận, huyện chỉ đạo xã, phường phối hợp các đơn vị rà soát thực hiện tốt kế hoạch đo đạc, đảm bảo 100% theo quy định. Trên địa bàn các quận huyên, khối lượng các thửa đất rất lớn, cần các sở, ngành, quận, huyện phối hợp. Phát biểu tại phiên chất vấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông cho biết 383 dự án HĐND thành phố đã có ý kiến, hiện nay, các sở, ngành, quận, huyện tiếp tục triển khai thực hiện. Đối với 61 dự án chậm triển khai tại huyện Mê Linh, có nguyên nhân chính là do khi sáp nhập năm 2008, thành phố tạm dừng các dự án để điều chỉnh quy hoạch. Ngoài ra còn do công tác giải phóng mặt bằng, giao đất dịch vụ, năng lực của một số chủ đầu tư không đáp ứng được yêu cầu. Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông, Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra cụ thể các dự án với tinh thần tháo gỡ vướng mắc khó khăn đối với các dự án, quan trọng nhất là đưa đất vào sử dụng. Các dự án nào do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư không tích cực hợp tác thì kiên quyết phải thu hồi.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Minh Đức đối với 3 dự án cụ thể trên địa bàn quận Hoàng Mai: quận Hoàng Mai là một quận phát triển mạnh về hạ tầng giao thông kỹ thuật. Đây là 3 dự án theo cơ chế đối tác công tư. Tuy nhiên, cuối năm 2018, 2019, các cơ quan Trung ương, ý kiến của cử tri và các cơ quan thanh tra yêu cầu rà soát lại cơ chế đầu tư TPP để đảm bảo hiệu quả. Sau đó, Luật đầu tư theo đối tác công tư đã được ban hành. Theo đó, các dự án theo cơ chế đầu tư TPP phải dừng lại. Đến nay, chỉ còn 24 dự án còn hiệu lực theo Luật hiện hành. Do ảnh hưởng của cơ chế đầu tư, luật pháp nên 3 dự án đại biểu nêu nằm trong kế hoạch bị chậm triển khai.

Đại biểu Vũ Ngọc Anh đặt câu hỏi chất vấn.

Đẩy nhanh giải quyết các dự án xử lý rác thải chậm tiến độ

Chiều 9/12, tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ ba, HĐND Thành phố khoá XVI, các đại biểu HĐND thành phố đã tập trung chất vấn về các dự án xử lý rác thải chậm tiến độ trên địa bàn. 

Đại biểu Phạm Thị Hải Hoa đề nghị Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trả lời về việc các nhà đầu tư còn lúng túng trong việc lựa chọn công nghệ, dẫn đến các dự án nhà máy xử lý rác thải rắn chậm tiến độ? Định hướng của thành phố về công nghệ đối với các dự án xử lý rác thải rắn trên địa bàn? Trong khi đó, đại biểu Trần Khánh Hưng chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng về dự án nhà máy rác tại thị xã Sơn Tây đã được UBND thành phố cho chủ trương đầu tư từ tháng 6/2020.

Qua khảo sát thực tế, nhà đầu tư không có cơ sở vay vốn để thực hiện dự án. Đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng cho biết nguyên nhân, trách nhiệm chưa ký hợp đồng dịch vụ xử lý rác? Sở đã có giải pháp gì để giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư để tháo gỡ vướng mắc? Đại biểu Vũ Ngọc Anh đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng trả lời vì sao dự án nhà máy xử lý rác Núi Thoong, huyện Chương Mỹ có nhiều nội dung phù hợp với thực tế nhưng chưa phù hợp với quy hoạch xử lý rác thải rắn của thành phố được phê duyệt từ năm 2014. Đề nghị làm rõ cơ sở pháp lý việc xem xét các điều chỉnh của nhà đầu tư nêu trên? Dự kiến xử lý những vướng mắc này sẽ thế nào?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Hải Hoa về dự án nhà máy xử lý rác thải rắn ở huyện Phú Xuyên chậm tiến độ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn cho biết nguyên nhân do công tác giải phóng mặt bằng kéo dài. Sau đó, thành phố có chủ trương chuyển đổi công nghệ, tăng quy mô diện tích từ 4,8 ha lên 20 ha. Hiện nay, Công ty Cổ phần Môi trường Thăng Long đã liên hệ với huyện Phú Xuyên, cam kết thực hiện giải phóng mặt bằng. Thành phố đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thanh tra dự án và sở đã thực hiện thanh tra, có kết luận nêu rõ nguyên nhân chậm của dự án.  “Thành phố đã yêu cầu chủ đầu tư có phương án triển khai, cam kết tiến độ. Qua báo cáo thẩm định, đề xuất chủ trương đầu tư của chủ đầu tư chưa đảm bảo theo quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã 3 lần yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục, chủ đầu tư nêu lý do dịch bệnh.

Quá hạn thời gian do với yêu cầu của thành phố, tới đây, chúng tôi sẽ xử phạt hành chính và nếu tiếp tục chậm trễ lần 2, chúng tôi sẽ kiến nghị thành phố thu hồi dự án” – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Trả lời chất vấn của đại biểu Phạm Thị Hải Hoa, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hồng Sơn cho biết, các dự án xử lý chất thải rắn đều đã được sở thực hiện theo Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 và các văn bản hướng dẫn, theo 2 giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư. Đối với các công nghệ điều chỉnh thực hiện ở giai đoạn quyết định đầu tư, theo quy định việc thẩm định phải căn cứ quyết định chủ trương đầu tư, do đó trong quá trình thực hiện các dự án kéo dài thường các công nghệ ở giai đoạn chủ trương đầu tư đã cũ phải điều chỉnh. Với những dự án đủ điều kiện và thủ tục đã phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, sở thực hiện theo đúng quy trình không có vướng mắc.

Giám đốc Sở Khoa học và Công Nghệ Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn trả lời câu hỏi chất vấn của các đại biểu HĐND.

“Một số dự án hiện chưa thẩm định về công nghệ vì chưa được phê duyệt lại chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư, nên chưa có căn cứ để thực hiện thẩm định cho ý kiến về công nghệ – chúng tôi đều đã hướng dẫn nhà đầu tư phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư để phê duyệt lại chủ trương đầu tư” – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết.

Trả lời chất vấn về Nhà máy điện rác Seraphin trên địa bàn Thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho biết nhà máy này có công suất 1.500 tấn ngày đêm, sử dụng công nghệ đốt rác phát điện. Ngay khi có quyết định đầu tư, thành phố đã chỉ đạo sở thành lập tổ công tác đàm phán hợp đồng xử lý rác thải. Sở đã cơ bản hoàn thành đàm phán với nhà đầu tư, tuy nhiên, còn một vài khó khăn, vướng mắc như phương thức hợp đồng, thời hạn. “Sở Xây dựng đã chủ động chuẩn bị đầu tư như chuẩn bị mặt bằng, các thỏa thuận đấu nối hạ tầng, thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở. Nhà đầu tư đã cam kết tiến độ, dự kiến công trình sẽ khởi công trong quý I/2022” – ông Võ Nguyên Phong nói.

Đối với câu hỏi của đại biểu Vũ Ngọc Anh về Dự án nhà máy xử lý rác Núi Thoong, huyện Chương Mỹ, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, công nghệ tại nhà máy xử lý rác Núi Thoong thời điểm đó là phân loại, tách ủ, công nghệ đã lạc hậu, trong quá trình triển khai thực hiện gặp phải chưa đồng thuận của người dân, chậm giải phóng mặt bằng. Thành phố đã giao xem xét lại công nghệ, tập trung tuyên truyền, thuyết phục người dân. Sở Xây dựng sẽ phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ, các sở, ngành rà soát tổng công suất xử lý rác trên địa bàn, để đề xuất nâng công suất điều chỉnh quy hoạch. Sở cũng phối hợp địa phương để thông tin để người dân hiểu, ủng hộ các dự án xử lý rác thải trên địa bàn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đáp ứng việc xây dựng kịp tiến độ. Cũng liên quan đến dự án tại Chương Mỹ, Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ Nguyễn Văn Thắng cho biết, với dự án xử lý chất thải rắn ở Núi Thoong, huyện đã hoàn thành các công tác giải phóng mặt bằng, đã kiến nghị lựa chọn nhà đầu tư đặc biệt liên quan lựa chọn công nghệ đáp ứng yêu cầu hiện nay, tránh công nghệ cũ lạc hậu dẫn đến người dân đồng thuận không cao. Trách nhiệm của huyện đã thực hiện xong.

“Với dự án Đồng Ké, thực hiện chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, chúng tôi đang cùng cơ quan chức năng xây dựng tuyến đường vào khu xử lý này, nhưng trong quá trình triển khai xây dựng gặp phản ứng của người dân, nên đã tập trung tuyên truyền tạo đồng thuận. Xác định đây là dự án trọng điểm của huyện và thành phố, huyện đã thành lập các tổ công tác và phối hợp cơ quan, ban, ngành, tổ chức đoàn thăm các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến như ở Cần Thơ… với 2 dự án này, các cơ quan thành phố đang quyết liệt lựa chọn nhà thầu và công nghệ. Trên địa bàn Chương Mỹ có 2 dự án xử lý rác thải, mong thời gian tới, được xem xét đánh giá có điều kiện thì được nâng công suất xử lý” – Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ cho biết.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông tham gia trả lời chất vấn tại kỳ họp.

Trả lời câu hỏi chất vấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông cho biết, trung bình mỗi ngày, Hà Nội thu gom khoảng 7.000 tấn rác thải sinh hoạt. Hiện nay, nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến ở Sóc Sơn tiến độ chậm. Thời gian qua, thành phố đã chỉ đạo triển khai các nhà máy xử lý rác thải, và tới đây, thành phố sẽ giao Sở Xây dựng chủ trì, rà soát lại quy hoạch các khu chứa rác thải trên địa bàn; quý I/2022, có thể phê duyệt được điều chỉnh. Đối với dự án nhà máy xử lý rác thải triển khai ở Phú Xuyên, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra năng lực nhà đầu tư, nếu Công ty Môi trường Thăng Long không đảm bảo yêu cầu, có thể thu hồi lại dự án.

Kết thúc phần chất vấn và trả lời chất vấn về các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, đại biểu thảo luận sôi nổi, đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn nhưng trọng tâm, thể hiện được sự quan tâm của cử tri Thủ đô, đúng tinh thần đổi mới trong chất vấn.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích