Đắk Lắk: Triển khai các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng 2024

Theo đó, Sở khuyến khích, vận động các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tích cực hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Thông tin minh bạch – Tiêu dùng an toàn” thông qua việc triển khai các hoạt động thiết thực trong tháng cao điểm (tháng 3), như: treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; tổ chức các sự kiện công cộng (các giải đấu thể thao, tham gia hội chợ, triển lãm…), các chương trình tri ân và khuyến mãi giúp người tiêu dùng tiếp cận, mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp; triển khai bán hàng thông qua các nền tảng số, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, mở rộng thị trường; chủ động xây dựng/duy trì các công cụ hữu hiệu (bộ phận chuyên trách tư vấn, hỗ trợ tiếp nhận giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng, bộ phận chăm sóc khách hàng) để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng…

1
Người tiêu dùng ở Đắk Lắk đến các điểm mua hàng uy tín để mua sắm.

Sở Công Thương cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để chủ động triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024.

Sở Công Thương còn phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3, pháp luật về quyền của người tiêu dùng, các thông tin có liên quan thông qua tin nhắn đến các thuê bao di động trên địa bàn tỉnh.

Việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng nhằm kêu gọi, động viên, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng vào các hoạt động liên quan; từng bước đưa Ngày quyền của người tiêu dùng thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh cho đất nước.

2
Treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại khu vực các siêu thị lớn tại Đắk Lắk.

Bà Nguyễn Thị Lan Phương – Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng tỉnh Đắk Lắk cho biết:”Bảo vệ quyền của người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội; Thông tin minh bạch – Tiêu dùng an toàn; An toàn cho người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến; Bảo vệ quyên và lợi ích của ngưới tiêu dùng trong thương mại điện tử; Người tiêu dùng có quyền được cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin khi giao dịch; Coi trọng sức khỏe người tiêu dùng…”

Cũng theo bà Phương Lan, đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt, thúc đẩy sản xuất phát triển; kinh doanh lành mạnh, tiêu dùng bền vững; Người tiêu dùng có quyền được an toàn, tiêu dùng bền vững; Người tiêu dùng có quyền được an toàn, khiếu nại và bồi thường; Người tiêu dùng bị xâm hại gọi đến tổng đài 1800-6838 để được tư vấn và hỗ trợ.

Bên cạnh đó, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh – tiêu dùng lành mạnh bền vững. Đặc biệt, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đối có hiệu lực đã góp phần đảm bảo cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Bảo vệ Doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, thông tin ghi trên bao bì sản phẩm phải đầy đủ, chính xác, trung thực đề người tiêu dùng an tâm khi sử dụng, Doanh nghiệp bảo vệ người tiêu dùng là bảo vệ chính Doanh nghiệp mình.

Người tiêu dùng khi mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ phải lựa chọn hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ thông tin, không tiêu dùng hàng hóa và sử dụng dịch vụ có hại cho sức khỏe. Để được an toàn khi tiêu dùng hàng hóa và sử dụng dịch vụ cho người tiêu dùng thì trách nhiệm Bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng phải được nâng cao đối với Doanh nghiệp, Bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng là bảo vệ Doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích