CEO Gojek Phùng Tuấn Đức: để chuyển đổi số thành công cần thay đổi tư duy và văn hóa doanh nghiệp

“Big Data” là chìa khóa vàng

Mới đây, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2022 với chủ đề “Kinh tế số: động lực tăng trưởng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai”. Nhiều khách hàng đã khẳng định “Big Data – dữ liệu lớn là chìa khóa quan trọng cho nhiệm vụ chuyển đổi số”.

5915-phung-tuan-duc
CEO Gojek Việt Nam Phùng Tuấn Đức.

Ông Phùng Tuấn Đức, Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam đã chia sẻ về kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp. Ông Đức cho biết, một số sai lầm thường thấy ở doanh nghiệp là chỉ giao nhiệm vụ chuyển đổi số như một dự án riêng cho một phòng, ban phụ trách công nghệ và chỉ quay lại kiểm tra tiến trình của dự án sau một thời gian dài thực hiện. Cách làm này thường thiếu tính kết nối giữa các phòng ban cũng như thiếu sự đồng nhất trong kết nối giữa dữ liệu, do đó doanh nghiệp khó có thể tạo ra sự thay đổi lớn.

Ông chia sẻ thêm, doanh nghiệp cần có sự thay đổi tư duy, cơ cấu tổ chức, văn hóa doanh nghiệp cũng như tập trung xây dựng văn hóa về dữ liệu. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể khai thác và phân tích những dữ liệu mình đang có, biến dữ liệu thành sự thấu hiểu của khách hàng. Từ đó, đưa ra giải pháp, đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng và tạo ra những giá trị cho cộng đồng.

Trước đó, ông Phùng Tuấn Đức cũng đã chia sẻ về “quy trình ngược” của Gojek. Thay vì đặt câu hỏi “sản phẩm, dịch vụ tiếp theo sẽ là gì?”, hãng gọi xe công nghệ kiêm thương mại điện tử này thường xuất phát từ gốc rễ: “đâu là vấn đề mà khách hàng, đối tác trong hệ sinh thái đang gặp phải?”, để từ đó xây dựng bài toán kinh doanh. Tiếp đó, nhóm phản ứng nhanh (SWAT) sẽ được thành lập với những thành viên từ các phòng ban khác nhau (Marketing, vận hành,…).

Nhóm này sẽ ngồi lại với nhau để cùng “mổ xẻ”, chọn lọc dữ liệu cần thiết và phân tích tập trung để tìm ra hướng giải quyết. Gojek cũng xây dựng văn hoá “thông thạo về dữ liệu”, trong đó mỗi một cá nhân trong tổ chức đều là một chuyên gia về dữ liệu trong lĩnh vực của mình, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Các nhân viên được trao quyền thông qua công nghệ, bao gồm các công cụ tiếp cận dữ liệu, xây dựng mô hình, cũng như các công cụ cộng tác.

0113-photo-1-16517272215761456746882
Ông Phùng Tuấn Đức (thứ 5 từ phải sang) chia sẻ về văn hoá dữ liệu tại Gojek.

Gojek và hành trình phủ sóng kinh tế số

CEO Gojek nhận định, bên cạnh sức mạnh nội tại của doanh nghiệp, việc xây dựng một hệ sinh thái với acsc thành viên tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số là yếu tô quan trọng tiếp theo.

Để hỗ trợ các thành viên trong hệ sinh thái Gojek, đặc biệt là nhóm người yếu thế, các cửa hàng kinh doanh vừa và nhỏ và siêu nhỏ gia nhập nền kinh tế số trong suốt gần 4 năm hoạt động tại Việt Nam, Gojek liên tục triển khai nhiều hoạt động để hỗ trợ các đối tác tham gia chuyển đổi số.

Chẳng hạn, trong chương trình “để không ai bị bỏ lại phía sau” được triển khai từ năm 2020″, Gojek đã trang chị cho các học viên kiến thức tổng thể về kinh doanh số.

Nhờ vào công nghệ, bên cạnh việc chở khách quen thuộc của nghề xe ôm truyền thống từ trước đến nay, nhiều người đã có thêm cơ hội tăng thu nhập khi họ cùng lúc có thể thực hiện thêm dịch vụ giao nhận đồ ăn, giao hàng trên ứng dụng Gojek.

Môi trường kinh tế xã hội và chính sách có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho thị trường và doanh nghiệp.

CEO Gojek Phùng Tuấn Đức cũng hy vọng các nhà hoạch định chính sách đưa ra quy định, chính sách đồng bộ để tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho tất cả các thành phần tham gia vào hệ sinh thái số trong thời gian sớm nhất.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích