Tại sao trào ngược dạ dày chữa mãi không dứt?
Tại sao trào ngược dạ dày chữa mãi không dứt?
Hay tái phát, khó chữa dứt điểm là điều mà trào ngược dạ dày khiến bao người bệnh nản chí và buông xuôi.
Trào ngược dạ dày thường diễn biến thầm lặng trong giai đoạn đầu với các triệu chứng khá đa dạng. Tùy theo mức độ tổn thương mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng; đầy bụng, khó tiêu; buồn nôn, đắng miệng, nóng rát cổ họng; nuốt nghẹn, khó thở; ho khi nằm, viêm họng… Các triệu chứng này khiến nhiều người nhầm lẫn với những bệnh lý khác và phát hiện ra khi ở giai đoạn nặng.
Những ảnh hưởng của trào ngược dạ dày không chỉ dừng lại ở cảm giác khó chịu do các triệu chứng bệnh mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Người bệnh khó có thể ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, suy nhược cả về thể chất và tinh thần. Đến giai đoạn nặng, hậu quả do trào ngược dạ dày vô cùng đáng sợ với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm loét thực quản, barrett thực quản -đây là một yếu tố nguy cơ có thể gây ra ung thư thực quản…
Lo lắng về bệnh, nhiều người đã tìm đủ cách chữa trị. Tuy nhiên, các triệu chứng của trào ngược chỉ giảm trong một thời gian. Khi dừng thuốc, bệnh lại tái phát. Số lần tái phát càng nhiều thì mức độ tổn thương càng lớn, việc chữa trị gặp khó khăn hơn. Chính điều này khiến không ít người bệnh nản chí, buông xuôi, đành chấp nhận sống chung với trào ngược cả đời.
Tại sao trào ngược dạ dày chữa mãi không dứt?
Có một thực tế mà bất kỳ ai đều phải thừa nhận rằng: trào ngược còn tái phát tức là căn nguyên của bệnh vẫn chưa được xử lý triệt để. Tuy nhiên, điều quan trọng này lại thường bị người bệnh lãng quên, áp dụng đủ cách mà trào ngược vẫn tái phát đều đặn như một lẽ tự nhiên. Vậy căn nguyên gây trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Theo Đông y, nguyên nhân gây trào ngược dạ dày là do “can vị bất hòa”- chức năng gan (can) và dạ dày (vị) không hòa hợp, dẫn đến can uất – vị yếu gây ra một loạt chứng trạng gọi là “chứng khí nghịch” (trào ngược dạ dày thực quản).
Đây chính là căn nguyên gây trào ngược dạ dày mà ít người hiểu rõ. Bởi vậy, ngoài việc tìm cách giảm nhanh triệu chứng thì người bệnh cần tìm giải pháp để phục hồi và cân bằng chức năng sinh lý giữa can – vị để tác động tới đúng căn nguyên gây trào ngược dạ dày.
Bên cạnh đó, một số sai lầm khác khiến trào ngược dạ dày tái phát hay gặp là: tâm lý chủ quan không chữa trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu; tự ý sử dụng thuốc; không tuân thủ phác đồ điều trị… Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học với những thói quen xấu như: ăn đồ cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất béo; uống rượu bia; thường xuyên thức khuya, căng thẳng lo âu… cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi để trào ngược bùng phát.
Như vậy, để hạn chế trào ngược dạ dày tái phát, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và tuân thủ phác đồ điều trị. Đặc biệt, người bệnh có thể tìm kiếm và sử dụng kết hợp các thực phẩm chức năng với thành phần thảo dược an toàn, đã được cơ quan y tế có thẩm quyền cấp phép để hỗ trợ giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
An Na (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị