Kiên Giang đổi mới động lực cải cách đầu tư

Vươn lên thứ 2 khu vực

Kinh tế của tỉnh vẫn duy trì tăng trưởng, ước tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 5,29%. Năm 2023, quy mô nền kinh tế tăng mạnh, vươn lên đứng thứ hai khu vực. Dự kiến cuối năm 2023 đạt 129.600 tỷ đồng, tăng khoảng 30.000 tỷ đồng so với năm 2020; thu nhập bình quân đầu người ước năm 2023 đạt 74 triệu đồng, tăng 17 triệu đồng so với năm 2020.

Đồng chí Trần Lưu Quang (thứ ba, từ phải qua) - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Đỗ Thanh Bình (thứ hai, từ phải qua) - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang tham quan các gian hàng trưng bày tại hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang, sáng 23-12. (Ảnh Kiên Giang Online)
Đồng chí Trần Lưu Quang (thứ ba, từ phải qua) – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Đỗ Thanh Bình (thứ hai, từ phải qua) – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang tham quan các gian hàng trưng bày tại hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang, sáng 23-12. (Ảnh Kiên Giang Online)

Đến nay, tỉnh Kiên Giang có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch năm như: sản lượng lương thực năm 2023 đạt 103,54% kế hoạch; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 102,4% kế hoạch; thu ngân sách đạt 103,1% dự toán; tỷ lệ bảo hiểm y tế đạt 93,92%…. Điểm sáng nữa trong phát triển kinh tế của tỉnh là sự phục hồi, phát triển trở lại của ngành du lịch, dịch vụ sau đại dịch COVID-19. Tỉnh thu hút 8,06 triệu lượt khách du lịch, dự kiến hết năm 2023 thu hút hơn 8,5 triệu lượt khách, vượt 2,8% kế hoạch, tăng 15,3% so cùng kỳ.

Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, tiếp tục duy trì vị trí nhóm tỉnh dẫn đầu ĐBSCL. Với kết quả đạt được, tỉnh đang dần hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh và bền vững. Năm 2024, tỉnh Kiên Giang phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 7% trở lên, thu ngân sách đạt hơn 16.900 tỷ đồng và huy động vốn đầu tư toàn xã hội 45.000 tỷ đồng. Về kinh tế, Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo tổ chức thực hiện hiệu quả kịch bản phát triển kinh tế trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ (phấn đấu năm 2024 và năm 2025 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 10,24% trở lên để cả giai đoạn 2021-2025 đạt 7,24%).

Đồng chí Trần Lưu Quang (bìa phải) - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ trao quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Kiên Giang. (Ảnh Kiên Giang Online)
Đồng chí Trần Lưu Quang (bìa phải) – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ trao quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Kiên Giang. (Ảnh Kiên Giang Online)

Vững lòng nhà đầu tư

Những năm qua, các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách vào tỉnh của các nhà đầu tư đã có sự chuyển biến tích cực, quy mô ngày càng lớn hơn. Nhiều dự án lớn đi vào hoạt động đã tạo ra giá trị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Đến nay, tỉnh đã thu hút trên 749 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư 588.725,61 tỷ đồng. Hiện có hơn 371 dự án đã đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 111.024,537 tỷ đồng, trong đó có 54 dự án FDI đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.761.773.200 USD, vốn thực hiện chiếm trên 31%.

Theo đó, môi trường đầu tư, kinh doanh của Kiên Giang cũng luôn được cải thiện, từ đó vẫn duy trì là “điểm sáng” trên bản đồ thu hút đầu tư của khu vực ĐBSCL. Các tập đoàn kinh tế lớn, công ty lớn có năng lực, kinh nghiệm tham gia đầu tư như: Vin Group, Sun Group, BIM Group, CEO Group, Phú Cường Group, CIC Group… Việc thu hút nguồn vốn FDI với các dự án có quy mô đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, tạo ra giá trị mới không chỉ góp phần vào kết quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh, mà còn khẳng định sự đúng đắn trong định hướng trở thành trung tâm kinh tế phát triển năng động, toàn diện, hiện đại.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình (thứ bảy, từ phải qua) - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang và đồng chí Lâm Minh Thành (thứ tám, từ phải qua) - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao quyết định chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư tại hội nghị. (Ảnh Kiên Giang Online)
Đồng chí Đỗ Thanh Bình (thứ bảy, từ phải qua) – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang và đồng chí Lâm Minh Thành (thứ tám, từ phải qua) – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao quyết định chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư tại hội nghị. (Ảnh Kiên Giang Online)

Những tháng còn lại trong năm 2023 và hướng tới 2024, nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại nhằm kết nối cũng như hỗ trợ doanh nghiệp sẽ được tổ chức. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang đã tham mưu kịp thời cho tỉnh về các giải pháp cụ thể, đồng thời kết hợp với các ngành các cấp tháo gỡ những vướng mắc, bất cập. Trong đó, chú trọng các thủ tục đầu tư mới, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm đang kêu gọi để các nhà đầu tư ổn định sản xuất dài hạn.

PCI – Lan tỏa động lực cải cách

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Năm 2023, số lượng doanh nghiệp tại Kiên Giang tăng đáng kể. Tính từ đầu năm đến 15/9/2023 có 1.136 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 12.470,6 tỷ đồng, đứng thứ 3 khu vực ĐBSCL và 17/63 cả nước. Tỷ lệ đăng ký qua mạng đạt 96,51%.

TP. Rạch Giá nhìn từ trên cao. (Ảnh Kiên Giang Online)
TP. Rạch Giá nhìn từ trên cao. (Ảnh Kiên Giang Online)

Theo báo cáo, Kiên Giang xếp thứ 56/63 tỉnh, thành phố với 62,24 điểm, tăng 2,51 điểm và tăng 4 bậc xếp hạng so năm 2021; xếp vị trí thứ 11/13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp Kiên Giang tăng bậc trên bảng xếp hạng PCI cả nước, tuy nhiên thứ hạng cải thiện chưa nhiều. Kiên Giang chủ trương tiếp tục khắc phục được những “điểm nghẽn” trong cải cách thủ tục hành chính, tăng cường cung cấp dịch vụ công và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Qua đó, sẽ cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh PCI.

Một góc TP. Phú Quốc. (Ảnh Kiên Giang Online)
Một góc TP. Phú Quốc. (Ảnh Kiên Giang Online)

Kiên Giang đề ra mục tiêu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) phải tăng điểm, tăng hạng, đạt từ 67 điểm trở lên và trở lại nhóm các tỉnh có thứ hạng khá của cả nước. Theo đó, tỉnh thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhóm giải pháp với quyết tâm cao nhất để tập trung giải quyết tốt 03 nhóm vấn đề: “Cải cách hành chính, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình”. Các hoạt động này cần được duy trì trong dài hạn cũng như có sự kiên trì, quyết tâm trong toàn hệ thống để cải thiện môi trường kinh doanh một cách thực chất, bền vững. Với cách làm linh hoạt, sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ phương thức hỗ trợ nhà đầu tư, Kiên Giang đã và đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích