Hồi ức một thời để nhớ!

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân viên chức lao động và tổ chức Công đoàn, trong giai đoạn thời kỳ đổi mới Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội lúc bấy giờ đã quyết định, phải có một tờ báo riêng là tiếng nói của công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn Thủ đô. Từ những nhu cầu thực tế đó, ngày 1/4/1993 báo Lao động Thủ đô đã chính thức ra mắt bạn đọc.

Hồi ức một thời để nhớ!
Ông Nguyễn Thành Văn (ngoài cùng bên phải ảnh) cùng Ban Biên tập, cán bộ, đoàn viên tại Đại hội Công đoàn báo Lao động Thủ đô lần thứ II.

Ngay từ khi ra đời, báo Lao động Thủ đô đã trở thành người bạn gần gũi với cán bộ công đoàn và người lao động. Tờ báo như một nhịp cầu nối Công đoàn với công nhân lao động, phản ánh kịp thời những vi phạm, vướng mắc liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động tại các doanh nghiệp. Nhiều bài báo sau đó đã có được kết quả tốt, kịp thời, khiến chủ doanh nghiệp phải từ bỏ nhiều quy định bất hợp lý với người lao động. Qua đó, đưa báo Lao động Thủ đô lên một tầm cao mới và ngày càng trở nên cần thiết với công nhân lao động lúc bấy giờ.

Tôi còn nhớ, khi chính thức phát hành số báo đầu tiên, báo Lao động Thủ đô đã nhận được sự quan tâm, cộng tác và giúp đỡ nhiệt tình từ các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở. Khi đó, mỗi kỳ báo phát hành, Chủ tịch các Công đoàn cơ sở thường đích thân đến tận tòa soạn để mang báo về phát cho công nhân lao động.

Nhờ có sự quan tâm, đón nhận nhiệt tình của các cấp công đoàn, doanh nghiệp và người lao động, tờ báo Lao động Thủ đô ngày càng có tiếng nói và tác động trực tiếp đến tổ chức Công đoàn và mọi người đều nhận định, tờ báo ra đời là cần thiết. Hoạt động công đoàn đặt ra thời điểm đó rất mới mẻ, đặc biệt là ở các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, báo Lao động Thủ đô đã bám sát và phản ánh kịp thời những vấn đề thực tiễn mang lại lợi ích cho công nhân lao động và chủ doanh nghiệp, đồng thời tạo nên mối quan hệ hài hòa, thống nhất giữa người lao động và chủ sử dụng lao động theo quy định của Nhà nước.

Chúng tôi có cảm nhận, những ngày phát hành báo là ngày hội của cán bộ Công đoàn. Tòa soạn bỗng trở nên đông vui, nhộn nhịp, ai nấy đều trân trọng, nâng niu từng số báo còn thơm phức mùi mực in, rồi họ chở “con tinh thần” bằng những chiếc xe máy của mình tản đi về các ngả đường.

Nhờ có sự quan tâm, đón nhận nhiệt tình của các cấp Công đoàn, doanh nghiệp và người lao động, tờ báo Lao động Thủ đô ngày càng có tiếng nói và tác động trực tiếp đến tổ chức Công đoàn và mọi người đều nhận định, tờ báo ra đời là cần thiết.

Hoạt động công đoàn đặt ra thời điểm đó rất mới mẻ, đặc biệt là ở các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, báo Lao động Thủ đô đã bám sát và phản ánh kịp thời những vấn đề thực tiễn mang lại lợi ích cho công nhân lao động và chủ doanh nghiệp, đồng thời tạo nên mối quan hệ hài hòa, thống nhất giữa người lao động và chủ sử dụng lao động theo quy định của Nhà nước.

Tuy nhiên, trước tình hình phát triển mạnh mẽ của tổ chức Công đoàn, Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp Nhà nước, thì rất nhiều các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp tư nhân cũng ra đời và thành lập tổ chức Công đoàn. Vì vậy, hoạt động công đoàn và công nhân đặt ra nhiều vấn đề phức tạp. Làm sao để đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động ở cơ sở và các doanh nghiệp tư nhân? Đó là câu hỏi đặt ra với những người làm báo chúng tôi thời điểm đó.

Khó khăn là vậy, nhưng do nhận thức đúng đắn về vai trò, đường lối và định hướng phát triển ngay từ những ngày đầu ra mắt, báo Lao động Thủ đô đã có sự chuẩn bị khá kỹ càng. Với phóng viên, ngoài việc bám sát cơ sở, phản ánh thông tin kịp thời những thành tích, cách làm hay, tấm gương điển hình tiêu biểu của công nhân lao động và tổ chức Công đoàn, thì còn phải làm tốt vai trò là tiếng nói, đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Có thể nói, không chỉ bây giờ mà trước đây cũng vậy, làm báo rất khó khăn, đặc biệt làm báo trong nền kinh tế thị trường càng khó khăn và phức tạp hơn. Vì thế, để báo Lao động Thủ đô thực sự phát triển và nhận được sự quan tâm của độc giả cũng như người lao động, thì Báo phải đảm bảo hoạt động đúng tôn chỉ mục đích để làm sao không chạy theo lợi nhuận, không chạy theo cách làm báo giật gân, câu khách, mà phải đi vào đúng tiêu chí đấu tranh bảo vệ người lao động.

Trong giai đoạn hiện nay, làm báo phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn, vì thế, để khẳng định vị thế của mình, đòi hỏi Báo phải có lượng thông tin tốt, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường… Thế nhưng, với những gì báo Lao động Thủ đô hiện nay đã và đang làm được tôi thấy rằng, các Tổng Biên tập thế hệ sau đã có nhiều sáng tạo, tâm huyết trong việc duy trì và phát triển tờ báo. Qua đó, không chỉ giữ vững truyền thống của báo Lao động Thủ đô, mà còn đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu của bạn đọc, của công nhân lao động và tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới.

Nguyễn Thành Văn (Nguyên Tổng Biên tập đầu tiên)

Nguồn: Báo lao động thủ đô

Bạn cũng có thể thích