Hàng loạt cán bộ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi ích nhóm, tham ô, tham nhũng?

Theo đơn thư, Công ty TNHH Đầu tư thương mại và sản xuất Hải Nam là doanh nghiệp kinh doanh gỗ nhập khẩu từ nước ngoài, nhằm có nguồn hàng đầu vào để cung cấp cho thị trường trong nước công ty Hải Nam phải mua hàng qua Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Đại diện giao dịch, trao đổi thông tin ban đầu của hai bên là ông Trần Văn Quang (đại diện Hải Nam) và ông Phạm Hải Anh (đại diện tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam). Người ký hợp đồng mua bán sau cùng là Giám đốc và Tổng Giám đốc của hai doanh nghiệp.

z3025191403911_c6f215cc57ff8508a42da002fdec6006
Đơn tố cáo hàng loạt cán bộ của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.

Bằng các hình thức dưới đây, Hải Anh và “nhóm lợi ích” đã lừa đảo chúng tôi và tham ô, tham nhũng tiền của Nhà nước:

Một là, khi hai bên ký hợp đồng mua bán, Hải Anh đã yêu cầu doanh nghiệp chuyển tiền cho các cá nhân mình chỉ định, nhằm mục đích nộp hộ, nhưng không nộp, sau đó chiếm đoạt dẫn tới Công ty Hải Nam phải thanh toán tiền 02 (hai) lần. Các cá nhân đó bao gồm:

  1. Đỗ Thị Hải Yến (nhân viên phòng kinh doanh) – nhận 1.889.036.852 đồng trên tài khoản và Đỗ Thị Hải Yến nhờ Nguyễn Đại Huy nhận hộ số tiền mặt: 4.494.320.000 đồng.
  2. Hoàng Diệu Linh (nhân viên phòng kinh doanh ) – nhận 24.554.428.252 đồng.
  3. Ngô Thị Tân Trang (nhân viên phòng kinh doanh ) – nhận 10.299.600.000 đồng.
  4. Nguyễn Đắc Cường (nhân viên phòng kinh doanh ) – nhận 6.200.000.000 đồng.
  5. Nguyễn Thị Thu Lan (nhân viên phòng kinh doanh ) – nhận 1.610.000.000 đồng.
  6. Nguyễn Thị Bích Ngọc (nhân viên phòng kinh doanh ) – nhận 284.000.000 đồng.
  7. Nguyễn Thị Phong Lan (nhân viên phòng pháp chế ) – nhận 1.100.000.000 đồng.

8. Văn Thị Dung (cán bộ tổng công ty) – nhận 7.635.000.000 đồng.

9. Phạm Hải Anh (Trưởng phòng kinh doanh): 7.496.000.000đ

Tổng cộng các cá nhân trên đã nhận của Công ty Hải Nam qua tài khoản cá nhân là gần 70 tỷ đồng mở tại các ngân hàng ở Việt Nam.

z3025192326448_2713347cd08c6d6200803157e1927060
z3025192508495_39aca91434c849a2534f27691b7a9ff5
z3025191634282_1b41cba6ab3ac23959ddaeb844441867
z3025191821229_0332b4a8cc6bcf518c4bc548bc44d0f9
z3025192034382_84a0078f05e83c1b017c2b9071804e79

Một số hình ảnh các chứng từ thể hiện việc giao nhận tiền ngoài (tiền chênh lệch giá bán) giữa đại diện công ty Hải Nam và một loạt cá nhân liên quan.

Hai là, dựa vào chênh lệch giá bán ra khi hàng đã được nhập về kho Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Hải Anh và nhóm lợi ích đã bòn rút tiền của doanh nghiệp, của Nhà nước: khi giá thị trường thấp hơn giá nhập gây ra lỗ thì tổng công ty chịu, nếu giá thị trường cao hơn giá nhập nhiều, thì phần chênh được Hải Anh và “nhóm lợi ích” chỉ xuất hoá đơn chênh với giá nhập một chút, phần chênh thực tế mà Công ty Hải Nam phải trả Hải Anh đã yêu cầu doanh nghiệp phải chuyển cho cá nhân mà Hải Anh chỉ định.

Ba là, Hải Anh đứng đằng sau, lập ra (hoặc chi phối bằng nhiều hình thức) các công ty nhỏ và yêu cầu Công ty Hải Nam chuyển tiền qua để mua hàng đường vòng có dấu hiệu hưởng tiền chênh lệch giá một cách hợp pháp, tham ô, tham nhũng tiền của Nhà nước. Tuy nhiên Hải Anh đã chủ mưu chiếm đoạt luôn toàn bộ số tiền này.

Hải Anh và Quang mua bán hàng hóa từ năm 2012. Khi đó được sự ủng hộ của anh Phí Mạnh Cường lúc đó là phụ trách kinh doanh sau này là Tổng Giám đốc (hiện tại đang là Chủ tịch HĐQT).

Để xác minh thông tin đa chiều và khách quan, phóng viên đã đặt lịch làm việc với Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.

Ngày 29/10/2021 tòa soạn có nhận được công văn trả lời của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên trong công văn trả lời, các câu hỏi xác minh thông tin mà phóng viên đề cập, có dấu hiệu né tránh báo chí.

Picture1
Công văn số 1094 của Vinafor trả lời toà soạn.

Các câu hỏi đề nghị xác minh các cán bộ bị tố cáo như trong đơn thư nêu có phải là cán bộ công nhân viên của Vinafor hay không? Hình thức bán hàng cho Công ty Hải Nam là hình thức gì? Có thông qua đấu thầu hay chào hàng cạnh tranh? Các hoá đơn bán hàng, hình thức thanh toán…. và các câu hỏi về nghĩa vụ thuế với Nhà nước, dấu hiệu tham nhũng, gửi giá đều không được công ty hồi đáp.

Đặc biệt, trong công văn nêu nội dung: “trong thời gian qua, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã có buổi làm việc với một số báo, tạp chí với những nội dung hoàn toàn trùng lặp như quý báo đã nêu”. Qua đó, tổng công ty đã coi đây là một lý do để không sắp sếp buổi làm việc để trả lời toà soạn Doanh nghiệp và Thương hiệu.

Qua công văn, Vinafor cũng khẳng định các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hoá với công ty Hải Nam là hoàn toàn đúng pháp luật, đề nghị báo chí phối hợp với tổng công ty và các cơ quan chức năng để giúp đỡ tổng công ty bảo toàn, phát triển nguồn vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng và cơ quan chủ quản của Vinafor để thông tin tới bạn đọc trong các kỳ tới.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích