Hải Dương: Sản xuất nông nghiệp an toàn và liên kết tiêu thụ sản phẩm

 

Tỏi Kinh Môn, Hải Dương (Ảnh minh họa).
Tỏi Kinh Môn, Hải Dương (Ảnh minh họa).

Các sản phẩm sản xuất theo quy trình GAP, sản xuất theo hướng hữu cơ thực sự đã phát huy hiệu quả vượt trội cả về năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế. Việc xây dựng thương hiệu và tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp là giải pháp cốt lõi để thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững ở Hải Dương.

Đến nay, Hải Dương đã có những mô hình sản xuất gắn với truy xuất nguồn gốc như mô hình nuôi cá trắm giòn tại Nam Sách, mô hình trồng Thanh Long tại Kinh Môn, mô hình trồng cà rốt tại Cẩm Giàng… bên cạnh đó, đã hình thành nhiều chuỗi liên kết cung ứng nông sản phần nào được giải quyết được vấn đề được mùa mất giá.

Ở không ít địa phương trong tỉnh, nông sản được sản xuất theo đơn đặt hàng nên ít phải đối mặt với rủi ro. Không chỉ mang lại lợi ích cho người dân, việc liên kết còn giúp doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh. Với 25 sản phẩm nông nghiệp được đăng ký nhãn hiệu tập thể như sắn dây, hành, tỏi Kinh Môn; củ đậu Kim Thành; rươi, cáy Tứ Kỳ, gạo Bắc thơm Thanh Miện, rau an toàn Gia Lộc, chanh quất Thanh Hà,…, hình thành 37 chuỗi liên kết trong trồng trọt và chăn nuôi, 418 mô hình tổ, nhóm, Hợp tác xã liên kết sản xuất nông sản an toàn theo chuỗi giá trị, 120 Tổ hội nông dân nghề nghiệp.

Thông qua những chuỗi liên kết, Tổ hội nghề nghiệp này đã phát huy được tinh thần làm việc tập thể, giúp nông dân thay đổi thói quen canh tác, thay đổi cách nghĩ, cách làm. Dù quy mô liên kết chưa lớn nhưng đã từng bước đặt nền tảng cho việc hình thành một nền nông nghiệp bài bản, chuyên nghiệp.

Năm 2020 đánh một dấu mốc quan trọng trong tiêu thụ nông sản của Hải Dương khi lần lượt những loại trái cây thế mạnh của tỉnh là vải quả, nhãn, ổi khai thông những thị trường khó tính xuất khẩu theo đường chính ngạch sang các nước Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australian, New Zealand… và nhiều biên bản ghi nhớ giữa người dân và doanh nghiệp, siêu thị như siêu thị VinMart, công ty Green Farm Mộc Châu, công ty CP Sản xuất và Thương mại Xuyên Việt… riêng cà rốt Đức Chính (Cẩm Giàng) có 6 doanh nghiệp trong nước và 10 doanh nghiệp nước ngoài ký cam kết bao tiêu sản phẩm như Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Lào, Campuchia… các bên đã đạt được thỏa thuận về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, riêng giá thu mua sẽ thống nhất trước thu hoạch khoảng 1 tháng trên cơ sở giá thị trường. /

Xem bài: Hải Dương: Sản xuất nông nghiệp an toàn và liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích