Hà Tĩnh: Chuyển đổi số là mục tiêu đột phá của ngành Xây dựng

(Xây dựng) – Xác định chuyển đổi số là mục tiêu đột phá của ngành Xây dựng nên trong thời gian qua, Sở Xây dựng Hà Tĩnh đã tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu số, triển khai các công cụ và công nghệ số, khai thác sức mạnh của dữ liệu để làm cho hoạt động hiệu quả, năng suất và an toàn hơn.

Hà Tĩnh: Chuyển đổi số là mục tiêu đột phá của ngành Xây dựng
Cổng thông tin điện tử của Sở xây dựng cập nhật kịp thời các thông tin hoạt động của ngành.

Mục tiêu của kế hoạch đặt ra là hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu số: Văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn; định mức và giá xây dựng; nhà ở, thị trường bất động sản; khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; quy hoạch xây dựng; nâng cấp đô thị; thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng; nghiệm thu các công trình đưa vào sử dụng; thanh tra, kiểm tra; hồ sơ cán bộ, viên chức ngành Xây dựng; chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của tổ chức và cá nhân; phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; đề tài, dự án…

Hiện nay, ngành Xây dựng Hà Tĩnh đã áp dụng việc chỉ đạo, điều hành, xử lý và giải quyết công việc được thực hiện thông suốt trên môi trường mạng từ lãnh đạo Sở đến công chức thực hiện và vì vậy giúp rút ngắn thời gian và hiệu quả công việc.

Sở Xây dựng Hà Tĩnh đã thực hiện việc rà soát các thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 để đề xuất UBND tỉnh công bố áp dụng và được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1656/QĐ-UBND ngày 18/8/2022 (gồm 17/39 thủ tục hành chính ); số thủ tục hành chính triển khai trên hệ thống dịch vụ công quốc gia là 2 thủ tục hành chính. Sau khi được công bố, tích hợp lên hệ thống dịch vụ công trực tuyến; đã tích cực tăng cường việc tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân thực hiện nộp hồ sơ qua DVC trực tuyến mức độ 3, 4, qua dịch vụ BCCI và dịch vụ thanh toán trực tuyến, năm 2022 tỷ lệ tiếp nhận, xử lý và trả kết quả thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến đặt 100% các hồ sơ thủ tục hành chính, tỷ lệ tiếp nhận, xử lý mức độ 3,4 tăng lên từ 33% so với 15% năm 2020.

Thời gian tới, ngành Xây dựng sẽ tiếp tục duy trì và áp dụng hệ thống điều hành tác nghiệp TD gắn với hồ sơ điện tử cho 100% các văn bản trừ văn bản mật. Ứng dụng văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh trong hoạt động.

Về thủ tục hành chính công trực tuyến cho 21 mới dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 với tỷ lệ 33% hồ sơ dvc phát sinh. Thực hiện Quyết định số 1656 ngày 15/8/2022 về danh mục tthc đủ điều kiện triển khai DVC toàn trình cho 17 thủ tục hành chính. Đối với 2 dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch và nhà ở phục vụ chuyển đổi số ngành Xây dựng hiện tại sở đã xây dựng và đưa vào danh mục đăng ký đầu tư 2023.

Bên cạnh những thuận lợi đã triển khai thì hiện nay ngành Xây dựng đang gặp phải những khó khăn nhất định cần được sự hỗ trợ và hướng dẫn của cấp trên. Do đặc thù tính chất ngành Xây dựng thủ tục phức tạp rất khó số hóa để xây dựng cơ sở dữ liệu như các bản vẽ kích thước lớn dung lượng lớn và đòi hỏi cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ lớn. Kinh phí đầu tư rất lớn cả về đầu tư khung phần mềm, khung cơ sở dữ liệu cũng như kinh phí để số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu rất lớn…

Ngành Xây dựng tập trung triển khai thực hiện Quyết định 1402/QĐ-UBND ngày 12/7/2022, đặc biệt là xây dựng 2 cơ sở dữ liệu dùng chung về quy hoạch xây dựng và cơ sở dữ liệu về nhà ở. Thực hiện tốt Quyết định số 1656/QĐ-UBND ngày 15/8/2022, cho 17 thủ tục hành chính đủ điều kiện triển khai dịch vụ công toàn tuyến, đảm bảo tỷ lệ phát sinh hồ sơ cao và giảm độ chênh về thời gian thực trong giải quyết thủ tục hành chính. Huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành (máy scan khổ lớn, các phần mềm chuyển đổi, số hóa chuyên ngành xây dựng, các mô hình Bim trong xây dựng, các dự án chuyển đổi số về cơ sở dữ liệu của ngành Xây dựng.)

Xác định nhiệm vụ đột phá phát triển kinh tế số, đô thị thông minh theo quyết định 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xây dựng đề án thí điểm mô hình đô thị thông minh trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh.

Trong năm 2022, theo chỉ đạo của Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Xây dựng đã làm việc với Thành phố, thị xã và các huyện về đô thị thông minh và hiện tại đang nghiên cứu hướng dẫn của Bộ Xây dựng để có hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai xây dựng đô thị văn minh

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Phạm Văn Tình – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Tĩnh cho biết: “Chúng tôi phấn đấu trong tương lai gần mọi hồ sơ thẩm định chỉ cần gửi bản điện tử có ký số sẽ được giải quyết hoàn toàn trên mạng; Thông tin quy hoạch áp dụng công nghệ số thông tin địa lý (GIS); Dự án đầu tư xây dựng, giao thông, công nghiệp… có tính chất xây dựng được mô hình hóa thông tin công trình (BIM)… là những ưu tiên hàng đầu trong chuyển đổi số của ngành Xây dựng”.

Xây dựng cơ sở dữ liệu số đồng bộ, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước. Các thông tin được cung cấp dưới dạng mô hình 3D và kết hợp một số tiện ích như: Điện toán đám mây, internet vạn vật, hợp đồng thông minh trong xây dựng…; giải quyết thủ tục hành chính cấp độ 4 hoàn toàn trên internet.

Chuyển đổi số ngành Xây dựng sẽ mang lại những tiện ích mới trong cung cấp dịch vụ công, tra cứu thông tin về quy hoạch, bất động sản, dự án đầu tư của tỉnh đã, đang và sắp hình thành, cơ hội đầu tư minh bạch cho các nhà đầu tư, thông tin được tra cứu mọi lúc mọi nơi trên các thiết bị di động có kết nối Internet.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích