Đối phó với bệnh đau mắt đỏ
Đối phó với bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay…). Ngoài ra, việc chạm vào các vật dụng, bề mặt nhiễm mầm bệnh cũng có thể là nguyên nhân lây bệnh.
Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc, là bệnh viêm nhiễm thường do vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng. Với sự gia tăng đột biến của số lượt đau mắt đỏ trong vòng 1 tháng qua, enterovirus và adenovirus là 2 tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ hiện nay. Trong đó, chiếm ưu thế là enterovirus (86%), còn tác nhân thường gặp trước đây là adenovirus chỉ chiếm số ít (14%).
Bệnh đau mắt đỏ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay…). Ngoài ra, việc chạm vào các vật dụng, bề mặt nhiễm mầm bệnh cũng có thể là nguyên nhân lây bệnh.
Những triệu chứng phổ biến của bệnh đau mắt đỏ
Tuy có nhiều triệu chứng nhưng bệnh đau mắt đỏ thường lành tính và ít để lại di chứng. Dù vậy, bệnh vẫn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động thường ngày. Thậm chí có nhiều trường hợp bệnh kéo dài và trở nặng, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Vì vậy, người bệnh và người chung quanh cần lưu ý cách chăm sóc, phòng chống tốt để giảm thiểu rủi ro về sau.
Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chúng ta nên chủ động trang bị cho bản thân những biện pháp phòng và ngăn ngừa bệnh lây lan mạnh mẽ hơn.
– Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng
– Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị đau mắt đỏ cũng như hạn chế tiếp xúc gần gần với người bệnh
– Vệ sinh mắt mỗi ngày
– Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng
– Giặt sạch khăn mặt, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày
– Bổ sung đủ dưỡng chất để hệ miễn dịch luôn mạnh khỏe
Cách chăm sóc mắt cho người bệnh
Tuy viêm kết mạc (đau mắt đỏ) dễ lây lan nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng và mau hồi phục nếu người bệnh biết cách chăm sóc. Khi nhận thấy những triệu chứng ban đầu của bệnh đau mắt đỏ, người bệnh cần bình tĩnh và thực hiện những biện pháp chăm sóc đúng cách để bệnh mau hồi phục.
Nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng hơn trong vòng từ 3-5 ngày tiếp theo dù đã có những bước chăm sóc tại nhà, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị