Cuộc sống tạm bợ trong những căn nhà ‘chờ sập’ ở miền Tây

Hơn 4 tháng sau vụ sạt lở 82 m bờ sông Măng Thít (Vĩnh Long), nhiều hộ dân vẫn sống tạm trong những căn nhà xiêu vẹo, thuộc khu vực cảnh báo nguy cơ sạt lở cao.

Cuộc sống tạm bợ trong những căn nhà 'chờ sập' ở miền Tây
Hiện trạng điểm sạt lở bờ sông Măng Thít, thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Trước đó, ngày 29/12/2022, vụ sạt lở cuốn trôi hơn 82 m bờ kè sông Măng Thít đang được xây dựng, ăn sâu vào đất liền khoảng 15 m, làm sập 1 căn nhà, ảnh hưởng đến 14 hộ dân (48 nhân khẩu) sống ven sông.
Cuộc sống tạm bợ trong những căn nhà 'chờ sập' ở miền Tây
Sau biến cố, ngành chức năng địa phương yêu cầu người dân khu vực có nguy cơ sạt lở cao thực hiện việc di dời. Nhiều hộ đã chuyển đi nơi khác sinh sống. Tuy nhiên, không ít hộ dân vẫn bám trụ trong những ngôi nhà xiêu vẹo.
Cuộc sống tạm bợ trong những căn nhà 'chờ sập' ở miền Tây
Vụ sạt lở khiến con đường dân sinh của hơn 10 hộ dân bị trôi xuống sông. Hiện nay, mọi người muốn di chuyển ra đường lớn buộc lòng phải băng qua những lối mòn nhỏ hẹp, nhếch nhác.
Cuộc sống tạm bợ trong những căn nhà 'chờ sập' ở miền Tây
Ông Thành (47 tuổi) lo lắng cho tình trạng ngôi nhà của mình sau vụ sạt lở ngày 29/12/2022. Những tháng gần đây, tác động của triều cường càng khiến phần móng nhà ông ngày càng nứt thêm.
Cuộc sống tạm bợ trong những căn nhà 'chờ sập' ở miền Tây
Căn nhà hơn 40 m2 của chị Bé Ba bị thu hẹp 1/3 diện tích sau vụ sạt lở ngày 29/12 năm trước. Nhiều tháng nay, một biển cảnh báo nguy cơ sạt lở được những người làm công trình đặt tại nhà khiến chị càng thêm bất an.
Cuộc sống tạm bợ trong những căn nhà 'chờ sập' ở miền Tây
Sau vụ sạt lở cuối năm 2022, căn nhà của bà Vân chỉ còn một nửa. Căn nhà vốn nhỏ bé của bà Vân nay lại càng chật hẹp hơn vì hầu hết diện tích được dành để chứa đồ đạc.
Cuộc sống tạm bợ trong những căn nhà 'chờ sập' ở miền Tây
Trẻ con bơi lội tại vùng nước mà chỉ cách đây vài tháng, đó là một sân nhà. Theo người dân địa phương, hệ thống cấp nước sạch tại đây đã hư hỏng sau vụ sạt lở, đến nay chưa được đấu nối lại. Nhiều hộ phải tận dụng nước sông Măng Thít để làm nguồn nước tắm gội, sinh hoạt hàng ngày.
Cuộc sống tạm bợ trong những căn nhà 'chờ sập' ở miền Tây
Trẻ em vui chơi ở khu vực sạt lở trên bờ sông Măng Thít. Theo người dân địa phương, có không ít vụ các bé ngã xuống kênh, nhưng may mắn được người lớn cứu vớt kịp thời.
Cuộc sống tạm bợ trong những căn nhà 'chờ sập' ở miền Tây
“Những đêm mưa, hoặc khi nước sông Măng Thít tràn bờ là tôi không thể ngủ yên. Căn nhà chông chênh của tôi có nguy cơ tụt xuống sông bất cứ lúc nào”, anh Tuấn nói.
Cuộc sống tạm bợ trong những căn nhà 'chờ sập' ở miền Tây
“Lưới điện quốc gia hư hỏng từ sau vụ sạt lở. Nhiều tháng qua, chúng tôi dùng điện chia hơi không đảm bảo công suất, nhưng giá điện thì tăng gấp 1,5 lần so với trước”, ông Huỳnh Xuân Điển (69 tuổi) cho biết.
Cuộc sống tạm bợ trong những căn nhà 'chờ sập' ở miền Tây
“Tôi mong ngành chức năng sớm thi công bờ kè. Sau đó khắc phụ sự cố điện, nước để người dân bớt cực”, ông Điển nói.
Cuộc sống tạm bợ trong những căn nhà 'chờ sập' ở miền Tây
Nhiều hộ dân cho biết họ luôn ám ảnh, lo lắng khi sống trong những ngôi nhà xiêu vẹo, có nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào. Nhiều hộ dân vùng sạt lở đã bỏ hẳn nhà. Mọi người được ngành chức năng hỗ trợ tiền nếu đến nơi khác thuê nhà trọ sinh sống. Chính quyền địa phương cũng đang tính toán các phương án di dời dân, bố trí tái định cư.
Cuộc sống tạm bợ trong những căn nhà 'chờ sập' ở miền Tây
Khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở cao, ven bờ sông Măng Thít (chấm đỏ). Ảnh: Google Maps.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích