Cơ sở pháp lý và trình tự sử dụng hệ thống lưu trữ nhiệt lượng dưới lòng đất

(Xây dựng) – Vừa qua, Bộ Xây dựng nhận được văn bản của Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đề nghị hướng dẫn cơ sở pháp lý và trình tự, thủ tục, sử dụng hệ thống lưu trữ nhiệt lượng dưới lòng đất.

Cơ sở pháp lý và trình tự sử dụng hệ thống lưu trữ nhiệt lượng dưới lòng đất
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo nội dung Văn bản số 1204/BQLKKT¬-QH ngày 12/10/2022 của Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình thì Dự án nhà máy Lotes Thái Thụy Việt Nam, hiện tại dự án đang được triển khai thi công các hạng mục chính và dự kiến thiết kế, xây dựng bổ sung hạng mục hệ thống lưu trữ nhiệt lượng dưới lòng đất nằm ngoài phạm vi đô thị. Do vậy, khi đề xuất xây dựng công trình cần căn cứ trên cơ sở quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

Trường hợp Dự án được chấp thuận đề xuất bổ sung hạng mục hệ thống lưu trữ nhiệt lượng dưới lòng đất thì chủ đầu tư cần hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư xây dựng tuân thủ các quy định hiện hành của Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án nêu trên, chủ đầu tư cần thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 và Điều 18 Nghị định số 15/2021/NЬ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NЬCP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số 2 nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích