Cơ thể sẽ ra sao khi giảm ăn đường?
Cơ thể sẽ ra sao khi giảm ăn đường?
Theo các chuyên gia sức khỏe, chỉ cần tập trung vào việc giảm lượng đường bổ sung hằng ngày – chẳng hạn từ các loại đồ ăn thức uống có thêm đường, sẽ nhận thấy rất nhiều thay đổi tích cực đối với sức khỏe tổng thể.
Dư thừa đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, béo phì, tiểu đường, sâu răng, lão hóa sớm… Đường cũng có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng và sương mù não, giảm trí nhớ.
Nếu bạn là một người yêu thích các món giàu đường, tức chất ngọt, thì nên cẩn thận. Việc thèm ăn ngọt lâu ngày có thể gây “nghiện”, trở thành sở thích khó bỏ. Hấp thu đường giúp cơ thể có năng lượng nhanh, cảm thấy dễ chịu. Do đó sau một thời gian, khi não bộ quen phải có đường sẽ thường xuyên kích hoạt cảm giác thèm thực phẩm.
Một số người cảm thấy giai đoạn đầu bỏ ăn đường cơ thể mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, chuột rút hoặc đầy hơi. Nhưng vấn đề sẽ diễn ra trong thời gian ngắn, bạn cần vượt qua để bảo vệ sức khoẻ. Bởi lẽ, việc hạn chế thực phẩm này giúp cơ thể có nhiều thay đổi tích cực.
Ngủ ngon hơn: cảm giác thèm đường có thể xảy ra vào những thời điểm tồi tệ nhất, bao gồm ngay trước khi đi ngủ. Tuy vậy, thực tế, việc tiêu thụ nhiều đường trong ngày có thể chúng ta dễ bị thức giấc vào ban đêm.
Hầu hết người lớn cần ngủ đủ 8 tiếng để hoạt động bình thường, và với thời gian thức kéo dài, chúng ta sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi vào ngày hôm sau. Mệt mỏi có thể dẫn đến cảm giác thèm đường nhiều hơn.
Giảm cân, giảm vòng eo: đường chứa nhiều calo có thể dễ dàng đẩy bạn vượt quá mức tiêu thụ khuyến nghị trong ngày, và do đó khiến bạn tăng cân không mong muốn. Chất béo sinh ra từ việc ăn quá nhiều đường cũng có xu hướng tập trung xung quanh vòng eo.
Khi chúng ta cắt giảm lượng đường, lượng calo tiêu thụ sẽ giảm xuống một cách tự nhiên, cũng như cảm giác thèm ăn ngày càng nhiều hơn. Hầu hết những người có thể gắn bó với chế độ ăn ít đường trong một tháng sẽ thấy họ đã giảm được 5 – 6kg, vòng eo thon gọn hơn.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: khi ăn quá nhiều đường mỗi ngày, lượng đường trong máu sẽ tăng theo. Điều này có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim, gây căng thẳng quá mức cho cơ tim.
Lượng đường trong máu cao cũng khiến gan của chúng ta phải đổ các tế bào mỡ vào máu, dễ dẫn đến tắc nghẽn nguy hiểm. Điều này đúng ngay cả với người không thừa cân. Vì thế, muốn trái tim bình an, chúng ta nên cắt giảm đi vị ngọt ngào.
Da mịn, sạch hơn: nếu một người đang bị mụn trứng cá hoặc da mẫn đỏ và có đốm, thì việc tiêu thụ đường có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề. Sự tăng vọt insulin trong cơ thể do hấp thụ quá nhiều đường có thể gây ra tình trạng viêm các mô mỏng manh, bao gồm cả da.
Insulin tăng đột biến cũng làm tăng sản xuất dầu trên da, có thể làm tắc nghẽn nang lông và gây ra mụn trứng cá. Việc ngăn chặn sự tăng đột biến của lượng đường trong máu có thể giúp làn da chúng ta sạch mụn.
Trông trẻ hơn: khi lượng đường trong máu tăng đột biến, mức insulin tăng nhanh, các enzym sản sinh ra chứng viêm sẽ được giải phóng. Collagen và elastin giữ cho làn da mềm mại, trẻ trung, nhưng quá trình glycation sẽ phá vỡ chúng, dẫn đến chảy xệ và nếp nhăn. Bạn cũng có thể gặp phải bệnh rosacea, đốm da nói chung hoặc đốm đen. Vì vậy, mỗi người nên hạn chế dung nạp đường, giảm sự xuất hiện của các vết nhăn, đồi mồi.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: lượng đường trong máu cao thường xuyên đồng nghĩa với việc sản xuất nhiều insulin hơn, dẫn đến tình trạng kháng insulin. Điều đó xảy ra khi insulin mà cơ thể bạn tạo ra ít có khả năng xử lý lượng glucose trong máu. Điều này gây căng thẳng thêm cho gan và tuyến tụy, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Khi mắc bệnh tiểu đường, insulin không còn hoạt động để xử lý glucose và cơ thể sẽ sử dụng một số biện pháp khắc nghiệt để loại bỏ lượng dư thừa này.
Răng miệng khỏe mạnh hơn: ăn nhiều đường tăng nguy cơ gây sâu răng. Điều này là do vi khuẩn sống dọc theo đường nướu khi ăn đường, tạo ra axit như một sản phẩm phụ. Axit này tạo ra trong khoảng 20 giây, lưu lại trong miệng đến nửa giờ. Trong thời gian đó, axit ăn mòn dần lớp men răng, gây ra sâu răng. Cắt giảm lượng đường nạp vào cơ thể sẽ giúp mỗi người giữ cho răng miệng khỏe mạnh hơn nhiều.
Tâm trạng sẽ tốt hơn: những người có chế độ ăn nhiều đường bổ sung, ngũ cốc tinh chế (phân hủy thành đường nhanh chóng) dễ bị lo lắng, cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng. Thèm ăn đường cũng có thể gây ra cảm giác cáu kỉnh. Khi vượt qua được việc cai nghiện đường bạn sẽ thấy rằng tâm trạng của mình trở nên phấn chấn hơn rất nhiều.
Tuy nhiên những hệ luỵ trên của đường không đồng nghĩa bạn cần cắt bỏ đường hoàn toàn. Mỗi người cần có lượng, cách hấp thu phù hợp. Mỗi người nên thưởng thức trái cây có vị ngọt – chứa đường tự nhiên, thay vì ăn các sản phẩm chứa đường tinh chế. Bạn nên đi khám dinh dưỡng để chuyên gia tư vấn một chế độ ăn phù hợp nhất, trong đó có hấp thu đường.
Cải thiện sức khỏe răng miệng: Khi vi khuẩn trong khoang miệng tiếp xúc với đường sẽ tạo ra một loại axít có thể ăn mòn men răng, làm tăng nguy cơ sâu răng và mắc bệnh nướu răng. Do đó, việc giảm tiêu thụ đường có thể góp phần đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe răng miệng.l
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị