Nấm mốc trần và vách nhà – thủ phạm gây ra bệnh hô hấp
Nấm mốc trần và vách nhà – thủ phạm gây ra bệnh hô hấp
Nấm mốc là một vị khách không mời nhưng hễ đến lại ở rất lâu trong ngôi nhà tươm tất và sạch sẽ của chúng ta.
Và một khi đã xuất hiện, nấm mốc có xu hướng lây lan và phá hỏng bề mặt vật liệu, dẫn đến việc phát sinh mùi hôi và làm ô nhiễm bầu không khí trong nhà.
Bản chất của nấm mốc
Nấm mốc là loại một loại nấm cơ bản trong tự nhiên tồn tại ở dạng bào tử. Chúng có nhiều chủng loại khác nhau, trong đó nấm mốc đen là loại khá phổ biến và có tên khoa học là Stachybotrys chartarum. Ngoài ra còn có một số loại nấm khác như Alternaria, Aureobasidium, Chaetomium, v.v. Hầu hết chúng đều gây hại.
Nấm mốc thường xuất hiện ở những vị trí ẩm ướt, kém thông khí và thiếu ánh sáng như góc nhà, chân tường, nhà tắm, nhà vệ sinh hay gần khu vực giặt đồ. Ở giai đoạn đầu khi mới “cắm rễ”, nấm mốc chỉ ảnh hưởng đến bề mặt vật liệu. Tuy nhiên, ở giai đoạn chuyển sang màu mốc đen, chúng ăn sâu vào vật liệu bằng cách nhân đôi nhanh chóng các bào tử.
Nấm mốc – thủ phạm nguy hiểm cho sức khỏe
Nấm mốc gây ra những vấn đề đáng lo ngại cho kiến trúc công trình và sức khỏe con người nhưng lại thường bị xem nhẹ và bỏ qua. Trong không gian nội thất, vì nấm mốc có màu đen, vàng hoặc xanh sẫm, lại dễ lan rộng nên chúng làm căn nhà trở nên thiếu thẩm mỹ, hư hỏng vật liệu và gây ra mùi hôi khó chịu.
Đặc biệt, nấm mốc đen được chứng minh là một chất độc, chúng giải phóng độc tố mycotoxin gây hại cho con người. Tùy thuộc vào nồng độ mycotoxin thải ra trong không khí và thời gian tiếp xúc mà mỗi người lại có các triệu chứng khác nhau. Việc hít thở không khí với nồng độ độc tố cao thậm chí có thể gây ra tử vong cho một người khỏe mạnh.
Ngoài ra, nấm mốc đã được chứng minh là làm tăng các triệu chứng của bệnh về đường hô hấp, dị ứng và hen suyễn. Người hít phải nấm mốc thường xuyên sẽ bị kích ứng da, mắt, hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi,… Nặng hơn, nấm mốc có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như viêm xoang, viêm mũi, ung thư,… Đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi nấm mốc chính là người già, trẻ nhỏ và những người có tiền sử về bệnh hô hấp.
Giải pháp nào cho vấn đề nấm mốc?
Trong việc thiết kế và xây dựng, để giữ lấy bầu không khí trong lành, gia chủ hãy chú ý diệt trừ nấm mốc ngay từ khi bắt tay vào làm nhà. Phòng bệnh bao giờ cũng hiệu quả và tiết kiệm hơn chữa bệnh.
Trong khâu thiết kế, một ngôi nhà đủ ánh sáng, thông thoáng với hệ thống thông khí đầy đủ sẽ giúp chúng ta chủ động phòng trừ nấm mốc. Ngoài ra, gia chủ cần lưu ý chống thấm và chống dột để bảo vệ các vật liệu không chịu nước trong căn nhà của mình.
Trong khâu chọn vật liệu, các vật liệu thông dụng như gỗ, nhựa, xi măng hay thạch cao đều dễ bị nấm mốc nếu bị ẩm ướt. Khá nhiều chủ nhà sử dụng sơn chống nấm mốc để bao phủ bề mặt vật liệu. Tuy nhiên, vấn đề vẫn không được giải quyết triệt để vì với các vật liệu này chỉ có thể được sơn phủ một bề mặt, mặt còn lại và phía trong lõi sẽ không được phủ sơn. Nếu gặp độ ẩm cao hoặc nước rỉ ra từ mái nhà, trần nhà, chúng vẫn sẽ có nguy cơ cao bị nấm mốc cắm rễ. Vì vậy, để đề phòng nấm mốc hiệu quả, gia chủ nên ưu tiên sử dụng những loại vật liệu có sẵn thành phần chống nấm mốc bên trong phần lõi.
Yoshino Gypsum – sản phẩm tấm thạch cao duy nhất trên thị trường có thành phần chống nấm mốc
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều vật liệu dùng làm trần vách khác nhau, trong đó tấm thạch cao của Yoshino Gypsum là thương hiệu duy nhất với hầu hết các dòng sản phẩm được bổ sung thành phần chống nấm mốc bên trong lõi tấm, hạn chế việc sản sinh nấm mốc trên bề mặt vật liệu. Đơn vị này có lịch sử 120 năm nghiên cứu và sản xuất tấm thạch cao, chiếm 80% thị phần Nhật Bản.
Ngoài thành phần chống nấm mốc, đặc biệt, tấm thạch cao chống ẩm Yoshino có thành phần chống ẩm, giúp hạn chế sự hút nước vào trong lõi tấm. Sản phẩm đặc biệt phù hợp cho trần, vách ở những vị trí ẩm ướt như khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh hay khu vực giặt quần áo. Ngoài ra, đây cũng là vật liệu trần vách cần cho mọi vị trí trần hay vách ngăn ở những khu vực địa lý có độ ẩm không khí cao như miền Bắc hay các tỉnh Tây Nguyên.
Nấm mốc trong nhà giống như những nốt mụn ngứa trên da, tưởng là chuyện nhỏ nhưng lại gây ra sự khó chịu trong suốt ngày dài và là mối nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe. Vật liệu có tính chống ẩm cao và chống nấm mốc sẽ là giải pháp phù hợp cho những ai đang trăn trở về tính thẩm mỹ của ngôi nhà cũng như sức khỏe hô hấp của cả gia đình. Hãy chủ động bảo vệ tổ ấm của bạn – nơi yên bình và an toàn cho các thành viên sau một ngày dài làm việc hay học tập ở bên ngoài.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị