Gia Lai: Rộc Tưng – Gò Đá được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt  

DSC09882
UBND tỉnh Gia Lai thông tin Rộc Tưng – Gò Đá được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Ảnh: Minh Vỹ.  

Trước đó, ngày 29/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1649/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 13) đối với 5 di tích, trong đó có di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá và bộ rìu tay ở di tích này được công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Di tích khảo cổ Rộc Tưng – Gò Đá thuộc xã Xuân An và Gò Đá (phường An Bình, thị xã An Khê) được các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước phát hiện, nghiên cứu từ giữa tháng 6/2014.

Di tích Rộc Tưng-Gò Đá được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2018, được Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch công nhận là là di tích cấp quốc gia ngày 4/11/2020.

Các hố khai quật tại Rộc Tưng-Gò Đá được làm mái che để bảo vệ- tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan- nghiên cứu. Ảnh Hoàng Ngọc
Các hố khai quật tại Rộc Tưng – Gò Đá được làm mái che để bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan, nghiên cứu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trước khi di tích khảo cổ Rộc Tưng- Gò đá được xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia và Di tích Quốc gia đặc biệt, từ năm 2015-2018, đoàn khảo sát của Viện Khảo cổ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga phối hợp với tỉnh Gia Lai tiến hành điều tra, phát hiện gần 20 địa điểm Đá cũ và khai quật 4 địa điểm trong địa bàn thị xã An Khê, dọc thung lũng sông Ba.

Kết quả khai quật đã phát hiện các sưu tập công cụ đá của người nguyên thủy có niên đại khoảng 80 vạn năm cách ngày nay, trong đó có các công cụ rìu tay ghè hai mặt thuộc dạng rất quý hiếm ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á.

Điều này chứng minh rằng, thị xã An Khê ngày nay là một trong những “cái nôi cổ xưa nhất của loài người trên thế giới”. Đây là nguồn tư liệu nghiên cứu lịch sử hình thành văn hóa nhân loại, còn là những tư liệu quý khẳng định và bảo vệ chủ quyền dân tộc.

DSC09901
Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Vỹ.

Hiện nay, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Khảo cổ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xây dựng đề án nghiên cứu sâu rộng, đồng bộ, hệ thống hơn đối với hệ thống di tích Đá cũ An Khê là vô cùng cấp thiết, kế hoạch thực hiện đề án trong 5 năm (2023-2027).

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích