Tháng 8 ở thành phố mang tên Bác
Những công trình vẫn sáng đèn
Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2/9 tại thành phố mang tên Bác năm nay đến trong lặng lẽ hơn thường lệ… Nhưng đó là sự lặng lẽ của phố phường trong giãn cách, xe cộ ít ra đường hơn bởi người dân ở nhà, hàng quán đóng cửa. Nhưng ở sâu trong các xí nghiệp, nhà xưởng, tại các công trường trọng điểm… Và trong cả nghĩa tình đùm bọc của người dân thành phố lúc hoạn nạn lại không hề lặng lẽ.
Thành phố Hồ Chí Minh lung linh, kiên cường trong đêm tháng 8. Ảnh Q.T |
Lật giở những trang báo cáo mới nhất của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh, trong 76 năm qua, đặc biệt hơn 45 năm sau ngày giải phóng, Thành phố là đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế. Giai đoạn 2016 – 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố tăng bình quân 7,72%, duy trì vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước, đóng góp hơn 22% GDP và hơn 26% thu ngân sách cả nước. Riêng năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, Thành phố vẫn cơ bản hoàn thành nhiệm vụ kép, kinh tế tăng trưởng 1,39%, thu ngân sách đạt hơn 371 nghìn tỷ đồng, đóng góp hơn 25% thu ngân sách quốc gia.
Ðặc biệt, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách trên địa bàn Thành phố tăng từ mức 61,1% năm 2016 lên 71,4% năm 2020.
Trên các lĩnh vực khác, Thành phố cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Ở các chương trình giáo dục, y tế,… Thành phố đều có những bước tiến mới, nhất là quá trình đổi mới, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong quản lý, nâng cao hiệu quả công tác tại các đơn vị.
Lật giở những trang báo cáo mới nhất của UBND thành phố Hồ Chí Minh, trong 76 năm qua, đặc biệt hơn 45 năm sau ngày giải phóng, Thành phố là đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế. Giai đoạn 2016 – 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố tăng bình quân 7,72%, duy trì vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước, đóng góp hơn 22% GDP và hơn 26% thu ngân sách cả nước. Riêng năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, Thành phố vẫn cơ bản hoàn thành nhiệm vụ kép, kinh tế tăng trưởng 1,39%, thu ngân sách đạt hơn 371 nghìn tỷ đồng, đóng góp hơn 25% thu ngân sách quốc gia. |
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thư tư, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức và công nghệ mới. Là đầu tàu trên nhiều lĩnh vực, thành phố Hồ Chí Minh cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số.
Thành phố đang chuyển đổi một cách mạnh mẽ mô hình tăng trưởng sang chiều sâu và duy trì tốc độ tăng trưởng 8%/năm giai đoạn 2021- 2030; phát triển kinh tế tư nhân để tạo động lực quan trọng cho kinh tế thành phố. Khuyến khích, hỗ trợ để hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Là một đô thị đặc biệt, quy mô kinh tế rất lớn, dân số đông, dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, nhất là những lĩnh vực về kinh tế, xã hội.
Trong tháng 8/2021, tình hình dịch bệnh khiến thành phố Hồ Chí Minh phải căng mình chống đỡ. Thế nhưng với sự năng động, quyết liệt Thành phố chấp thuận cho 7 công trình được thi công trong thời điểm Thành phố thực hiện giãn cách nhằm bảo đảm tiến độ kế hoạch đề ra cho những công trình cấp bách này. Bảo đảm cao nhất công tác phòng dịch Covid-19 khi thi công được các đơn vị tuân thủ, đặt lên hàng đầu.
7 công trình được phép thi công, gồm: Các công trình xây dựng phục vụ công tác chống dịch trên địa bàn thành phố; tuyến đường sắt đô thị số 1 (Metro) Bến Thành – Suối Tiên; cầu Thủ Thiêm 2; công trình xây dựng cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới trên xa lộ Hà Nội; dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 Khu đô thị mới Thủ Thiêm; hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ và 3 công trình đang xây dựng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. UBND thành phố yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị thi công phải tuân thủ nghiêm các quy định về điều kiện an toàn, nguyên tắc 5K nhằm bảo đảm cao nhất công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Một trong những công trình cấp bách được Ban Quản lý đường sắt đô thị Thành phố dồn sức thi công để bảo đảm tiến độ hoàn thành kỹ thuật trong năm 2022 là tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường cho biết, các tổng thầu đã tuân thủ tốt việc phòng ngừa dịch Covid-19 đúng nguyên tắc 5K. Ban quản lý cũng đề nghị các tổng thầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi thực hiện “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”, lập phương án thi công trong trường hợp dịch còn tiếp diễn.
Còn công trình hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) đang chuẩn bị khởi động trở lại sau một thời gian tạm ngưng thi công để thực hiện giãn cách; Công trình xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 đang được đẩy nhanh tối đa… Tại các khu nhà xưởng lớn hàng vạn công nhân, người lao động vẫn ngày đêm sáng đèn để bảo đảm sản xuất giữ vững chuỗi cung ứng toàn cầu. Giữa tháng 7/2021, khi dịch Covid-19 đang lên cao trào, có 618 hồ sơ của doanh nghiệp đăng ký vừa cách ly, vừa sản xuất với phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến” tại thành phố Hồ Chí Minh. Riêng tại 17 khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố Hồ Chí Minh đã có 589 doanh nghiệp với 56.000 lao động ký hoạt động theo phương châm “3 tại chỗ”.
Cô gái trẻ Vũ Ngọc Nga (bìa phải) cùng nhóm của mình lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh M.N |
Bộ đội vận chuyển thực phẩm cứu trợ dân vùng dịch |
Đại diện Công ty TNHH Intel Products Việt Nam chia sẻ, hiện nhà máy Intel Việt Nam đặt tại Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, đang đảm nhận sản lượng rất lớn các sản phẩm vi mạch bán dẫn và đang xuất khẩu cho rất nhiều khách hàng trên toàn thế giới, vì thế chuỗi cung ứng từ nhà máy này có vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Intel đạt 64% tổng giá trị xuất khẩu cả khu công nghệ cao và khoảng 30% giá trị xuất khẩu của cả Thành phố. Doanh nghiệp này cam kết đồng hành cùng chính quyền Thành phố trong công tác chống dịch. Công ty mong Thành phố tiếp tục ưu tiên tiêm mũi 2 cho người lao động trong Khu Công nghệ cao để sớm có miễn dịch cộng đồng. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp thực hiện theo phương án “2 tại chỗ” và cam kết bảo đảm quy định an toàn phòng, chống dịch. Đây sẽ là phương án lâu dài, đỡ tốn kém cho doanh nghiệp, ổn định tâm lý sức khỏe người lao động khi trở về nhà sau giờ làm việc và có tác động tốt đến năng suất lao động.
Đoàn kết, sẻ chia trong cuộc chiến dịch bệnh
Có ai đó đã nhắc nhở rằng, 76 năm đã qua đi nhưng giờ đây, hiện tại dân tộc ta vẫn nguyên vẹn bài học về đoàn kết toàn dân. Nhìn cảnh những y bác sỹ xung phong vào Nam chống dịch, những chiến sĩ bộ đội cụ Hồ có mặt ở khắp thành phố Hồ Chí Minh những ngày này chúng ta lại nghĩ về những giai đoạn thăng trầm lịch sử đã qua.
Có ai đó đã nhắc nhở rằng, 76 năm đã qua đi nhưng giờ đây, hiện tại dân tộc ta vẫn nguyên vẹn bài học về đoàn kết toàn dân. Nhìn cảnh những y bác sỹ xung phong vào Nam chống dịch, những chiến sĩ bộ đội cụ Hồ có mặt ở khắp thành phố Hồ Chí Minh những ngày này chúng ta lại nghĩ về những giai đoạn thăng trầm lịch sử đã qua. |
Năm nay, chúng ta kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 trong hoàn cảnh khác, một hoàn cảnh trong một cuộc chiến mới với dịch bệnh Covid-19. Nhớ về những năm tháng hào hùng của lịch sử dân tộc 76 năm trước, cũng là dịp để nhìn vào cuộc chiến của hôm nay khi cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, chống lại dịch Covid-19. Dịch bệnh đã lấy đi những tháng ngày yên bình và cảnh sống sôi động của thành phố 13 triệu dân. Trước những mất mát người dân đã đứng lên, cùng nhau vượt qua dịch bệnh, khắp nơi ở thành phố mang tên Bác đang dấy lên một khung cảnh “sôi động” khác… cảnh sôi động giúp nhau vượt qua đại dịch Covid-19.
Những ngày này nhiều nơi trở thành “điểm cứu trợ” bất đắc dĩ, từ đường phố, ngõ hẻm, mặt bằng nhà hàng, trụ sở công ty, trường học… đều trở thành những điểm cứu trợ tập kết rau củ, hàng hoá, đồ ăn, thức uống, thuốc men… Để rồi từ đây những chuyến xe nghĩa tình tỏa đi đến khắp các “vùng đỏ”, “vùng cam”… khắp các khu phố, hẻm nhỏ hay xóm trọ công nhân nơi đang có những con người khốn khó bởi dịch bệnh.
Một sự sôi động khác trong thành phố sôi động nhất nước. Một khung cảnh người dân đồng hành cùng chính quyền đùm bọc những người gặp khó khăn giữa đại dịch. Từ người già, trẻ, doanh nhân, sinh viên cùng chung tay với chính quyền chống dịch.
Cô gái trẻ Vũ Ngọc Nga, một nhân viên văn phòng vốn nhỏ nhẹ, thậm chí ngày thường cứ gặp người bệnh hay vào bệnh viện là bị cảm ngay, nhưng nay nhìn cảnh người dân chịu khổ trong dịch bệnh, cô cũng lao vào chống dịch ở khu căn hộ nơi mình ở và nhiều nơi khác. Từ những phần gạo, cho đến các bình oxy cứu người bệnh… Rồi có khi mọi người lại thấy Nga thoăn thoắt hỗ trợ đội y tế lấy mẫu cho người dân trong khu phố. Chia sẻ với chúng tôi, Nga mỉm cười nói, ai cũng có một lần tuổi trẻ, và tuổi trẻ của cô và các bạn đồng trang lứa đang trải qua thời khắc lịch sử khi cả Thành phố đang oằn mình với đại dịch Covid-19 nên Nga cảm thấy cần đứng dậy và phải làm điều gì đó cho cộng đồng.
“Thấy điều cần làm nên mình xắn tay vào làm. Bắt đầu từ những người cần giúp đỡ tại khu vực mình ở, mình kêu gọi lập đội phản ứng nhanh để có thể test nhanh cho mọi người có nguy cơ cao, từ các F1 đến các nhóm tiếp xúc nhiều. Nhiều bạn có hỏi mình làm đội nào mà lúc thì ôm bình oxy, lúc thì đi test nhanh. Đó là lúc tụi mình giúp những trường hợp khẩn cấp trong phường cần cấp cứu. Vì cộng đồng nhỏ nên tụi mình có thời gian tập trung làm rất kỹ để bảo đảm phòng dịch. Hy vọng giúp được bà con, giúp giảm tải cho các tuyến trên. Mỗi người một việc nhỏ để giúp đẩy lùi bệnh dịch”, Nga nói.
Cầu Thủ Thiêm 2 – một dự án trọng điểm đang gấp rút thi công trong tháng 8 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Q.T |
khu vực quận Phú Nhuận, một vị doanh nhân trẻ không chịu “ở nhà” trong dịch. Anh đã biến trụ sở công ty và các chi nhánh trong thành phố thành nơi tập kết rau rủ quả, gạo mắm muối… và sử dụng những lực lượng nhân viên đã tiêm phòng 2 mũi vắc xin, với 5K phòng dịch đầy đủ họ lao lên các chuyến xe tỏa đi khắp nơi để chung tay chống dịch. Anh xin được giấu tên khi phóng vấn, anh nói: “Tôi chỉ làm việc mà lương tâm thôi thúc cần làm. Khi thấy báo chí, các phương tiện truyền thông chia sẻ những mảnh đời khó khăn trong dịch bệnh tôi đã không kìm được xúc động. Tôi và anh em công ty lên kế hoạch đến các điểm dịch cần cứu trợ ngay trong hôm sau. Ở nhà hai con tôi còn nhỏ và ông bà đã già yếu nên tôi ở lại tại trụ sở công ty tự cách li và chấp nhận xa gia đình vài tháng”, vị chủ doanh nghiệp này nói.
Xin kể một vài mẩu chuyện nhỏ nhoi, vì có lẽ không giấy mực nào, câu chữ nào có thể miêu tả hết được nghĩa tình của người dân Thành phố vào lúc này. Những ngày này, là một công dân ở thành phố mang tên Bác, người viết chỉ biết rằng đang được sống trong những ngày hào hùng của một tinh thần cách mạng lịch sử mặc dù đang sống lại trong hiện tại: Đó là tinh thần đoàn kết đồng bào, sự tương thân tương ái cũng như người miền Nam hay gọi là “lòng thơm thảo ở thành phố nghĩa tình”.
Dịch bệnh rồi sẽ qua đi, chúng ta rồi sẽ cùng nhìn lại ngày hôm nay để vững niềm tin hơn, để cảm thấy không bao giờ lẻ loi giữa những nghiệt ngã của cuộc đời.
Nguồn: Báo lao động thủ đô