Y học cổ truyền: Ăn khoai môn cần lưu ý để tốt cho thận, tăng cường miễn dịch
Trong cuốn Bản thảo cương mục của y học Trung Quốc ghi lại, ăn khoai môn thường xuyên có thể dưỡng ruột, dạ dày, bổ sung nước cho làn da. Ăn loại củ này đều đặn giúp cơ thể trắng trẻo, đầy sức sống nhờ khả năng cung cấp collagen từ bên trong. Phụ nữ mang thai có thể ăn thường xuyên để bổ sung lượng kali đều đặn, tránh tê bì, nhức mỏi tay chân.
Các chất khoáng vi lượng khác như kali, mangan, photpho,… cũng hỗ trợ quá trình lành thương, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch giúp cải thiện hàng rào bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại. Trong cuốn Dược liệu Việt Nam ghi lại, ăn khoai môn có thể điều trị chứng thiếu khí về lâu dài. Ngoài ra còn giúp bổ gan thận, bổ tủy.
Khoai môn rất giàu tinh bột, protein, nguyên tố vi lượng, niacin, vitamin C và các thành phần khác. Đồng thời, nó còn chứa lactosan, có kết cấu mềm và mịn, dễ tiêu hóa, có tác dụng bồi bổ dạ dày. Những người có lá lách, dạ dày yếu, mắc bệnh đường ruột muốn bổ sung lợi khuẩn, người mắc bệnh đường ruột mãn tính, rất nên ăn khoai môn thường xuyên.
Ăn khoai môn cần lưu ý để tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Y học cổ truyền Trung Quốc cũng cho rằng, khoai môn có tác dụng giảm sưng tấy, làm tan các vùng sưng viêm. Khoai môn là thực phẩm có tính kiềm, có tác dụng trung hòa các chất axit tích tụ trong cơ thể, điều chỉnh cân bằng axit-bazơ của cơ thể, làm giảm các triệu chứng như sưng khớp, đau nhức ở bệnh nhân gút.
Tuy nhiên việc ăn quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân bởi khoai môn chứa nhiều tinh bột, việc ăn quá nhiều sẽ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu. Tốt nhất nên ăn vừa phải. Nếu có hiện tượng khó tiêu thì nên dùng men vi sinh để cải thiện.
Khi chọn khoai môn cũng nên nhớ 2 nguyên tắc đó là nhìn bằng mắt thường, chọn khoai môn nguyên vỏ, không bị ủng thối, không có dấu hiệu hư hỏng. Khi mua khoai môn, nếu khoai bị hỏng thường sẽ nhẹ cân. Nếu có hiện tượng này thì cần lựa chọn kỹ lại, tránh ăn phải củ bỏ đi. Nếu vô tình để khoai môn sống chạm vào da sẽ bị ngứa. Đây là chuyện thường gặp, rất khó tránh khi chế biến khoai môn thành các món ăn ưa thích. Lúc này, bạn có thể đắp gừng hoặc rang gừng trên lửa một lúc rồi chườm để giảm ngứa.
Lựa chọn khoai môn tươi, không dập nát, mọc mầm hay chứa chất bảo quản. Người bị dị ứng, có đờm, gout không nên sử dụng khoai môn dễ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Tránh ăn sống vì chứa nhiều oxalat dễ gây kích ứng dạ dày. Nên chế biến bằng cách luộc, hấp để đảm bảo giá trị dinh dưỡng tối đa.
Thông tin thêm, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm FPT Long Châu cho rằng, những người có đờm không nên ăn khoai môn vì khoai môn có thành phần nhiều nước và tính chất đặc biệt nên khi ăn khoai môn có thể làm cơ thể sản sinh nhiều đờm hơn. Mặc dù tác dụng của khoai môn tốt và thành phần dinh dưỡng dồi dào nhưng người bị bệnh gout cũng không nên ăn khoai môn vì nguy cơ gia tăng nồng độ axit uric – nguyên nhân gây bệnh gout. Đối với người bệnh tiểu đường cũng cần hạn chế vì vệnh này cần kiểm soát lượng carbohydrate nên nếu ăn quá nhiều khoai môn sẽ khiến đường trong máu mất kiểm soát dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
Công bố chất lượng khoai môn sấy
Khoai môn sau khi thu hoạch sẽ được gọt vỏ, xử lý vệ sinh và đưa vào máy xắt thành từng thanh nhỏ vừa miệng. Sau đó đưa vào buồng sấy thăng hoa trong môi trường chân không với tác nhân dầu, cho ra sản phẩm khoai môn sấy vẫn giữ được màu sắc tự nhiên, không biến dạng, không caramel hóa, không bị thấm dầu với độ giòn vừa phải và hương vị khoai môn vẫn được bảo quản sau khi sấy.
Để sản phẩm khoai môn sấy được lưu hành ra thị trường đầy đủ về mặt pháp lý. Căn cứ theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm; quy định này ban hành vào ngày 2 tháng 2 năm 2018 doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện thủ tục công bố chất lượng khoai môn sấy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc công bố chất lượng khoai môn sấy sẽ giúp khẳng định vị trí trên thị trường được bền vững hơn và đảm bảo an toàn vệ sinh.
Vân Thảo (T/h)