Xu hướng đầu tư bất động sản cuối năm “sản phẩm thực, giá trị thực”

(Xây dựng) – Thời gian vừa qua, thị trường bất động sản bị ảnh hưởng nhiều do Chỉ thị giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh thành. Nhưng đáng ngạc nhiên là các chỉ số kinh tế trong ngành Bất động sản lại thể hiện một bức tranh tươi sáng khác hoàn toàn với những dự đoán thông thường.

xu huong dau tu bat dong san cuoi nam san pham thuc gia tri thuc
Thị trường bất động sản sôi động lại dịp cuối năm.

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách tháng 10/2021 do cơ quan thuế quản lý tăng cao so với tháng 8 và tháng 9, ước đạt 121.482 tỷ đồng, bằng 10,9% dự toán. Đặc biệt, riêng thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản tháng 10 khoảng 1.400 tỷ đồng, trong khi tháng 8 và tháng 9 lần lượt chỉ là 640 tỷ đồng và 685 tỷ đồng.

Trong báo cáo về thị trường bất động sản quý III của Bộ Xây dựng, tính đến 20/9/2021, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy số lượng quan tâm và giao dịch có giảm nhưng giá cơ bản không thay đổi so với các quý trước. Đặc biệt tại khu vực miền Bắc, giá đất vẫn ở ngưỡng cao, hầu như chưa giảm so với quý II.

Cũng theo báo cáo của Bộ Xây dựng, nguồn cung bất động sản trong quý III chỉ bằng 70% so với quý II. Hầu hết, các dự án phát triển bất động sản trên cả nước, đều phải dừng xây dựng, thi công vì lệnh giãn cách và đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị.

Nếu dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt thì thanh khoản bất động sản sẽ tăng trở lại, kéo theo giá cả có thể sẽ tăng nhẹ do nguồn cung còn hạn chế mà nhu cầu nhà ở vẫn cao, giá nguyên vật liệu, nhân công… tăng. Ngoài ra, trong tình trạng đại dịch như hiện nay, dòng vốn từ nhiều nhà đầu tư không luân chuyển được vào các kênh sản xuất, tiêu dùng, do đó dòng vốn sẽ có xu hướng rót về bất động sản, vì đây vẫn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, bền vững trong dài hạn.

Một khía cạnh khác trong thời gian ngắn tới đây, với xu hướng lạm phát tăng cao ở nhiều nước và dự báo ở mức cao với Việt Nam, khi Chính phủ tung các gói hỗ trợ kích cầu kinh tế và giá cả hàng hóa trên đà tăng mạnh, thì câu hỏi là dòng tiền sẽ đổ vào đâu? Phải chăng là các sản phẩm có tiềm năng và giá trị lớn như bất động sản.

Để có thể chiến thắng trên thị trường bất động sản đầy biến động như hiện nay thì chính nhà đầu tư cũng phải thay đổi, nhanh nhạy nắm bắt các xu hướng mới. “Trong nguy có cơ”, đối với một số nhà đầu tư chuyên nghiệp, đây chính là thời điểm vàng để họ “xuống tiền” đầu tư vào các khu vực tiềm năng có “sản phẩm thực, giá trị thực”.

Xu hướng đi tìm “sản phẩm thực, giá trị thực”

Dịch bệnh tác động đến thị trường bất động sản khiến khẩu vị đầu tư cũng thay đổi theo, xu hướng bây giờ đã dịch chuyển sang đầu tư trung và dài hạn với các sản phẩm an toàn, có pháp lý đầy đủ, nằm ở các khu vực trung tâm với tiềm năng phát triển hạ tầng lớn.

Những thông tin liên quan đến quy hoạch, đầu tư, phát triển hạ tầng được các nhà đầu tư “săn lùng” rất nhanh, bởi theo kinh nghiệm “đón sóng” hạ tầng, chỉ sau thời gian ngắn, giá đất của khu vực đó sẽ gia tăng nhanh chóng, thậm chí có nơi còn tăng theo cấp số nhân.

Quảng Ninh thuộc top địa phương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công cao nhất, hơn mức trung bình của cả nước. Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, vốn chi đầu tư công năm 2021 đến hết tháng 9/2021 là 16.800 tỷ đồng.

Đặc biệt, với vị trí chiến lược phía Tây tỉnh Quảng Ninh và định hướng trở thành cửa ngõ giao thương phát triển kinh tế ven biển, kết nối tam giác kinh tế Hải Dương – Hà Nội – Quảng Ninh, thành phố Uông Bí đã được tỉnh đầu tư hàng tỷ USD (2020-2030), xây dựng nơi đây trở thành trọng điểm phát triển kinh tế ven biển miền Bắc.

Tháng 3/2021 vừa qua, Quảng Ninh cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đại lộ Tây Nam với 10 làn xe, trong đó có 6 làn xe chạy tốc độ cao. Tổng mức đầu tư của dự án lên đến 9.436 tỷ đồng, hoàn thành vào năm 2022. Tuyến đường huyết mạch này dài 41,2km, điểm đầu tại thị xã Đông Triều, đi qua thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên, điểm cuối nối với cao tốc Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội thông qua nút giao Đầm Nhà Mạc.

Ngoài ra, mới đây ngày 24/10 vừa qua, 4 “đại” dự án với tổng vốn đầu tư trên 280.000 tỷ đồng (hơn 12 tỷ USD) chính thức được khởi công, khởi động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt phải kể đến khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh và sân golf Silk Path lớn nhất Quảng Ninh, hình thành chuỗi phát triển khu đô thị, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí và thành phố Hạ Long.

Theo chia sẻ của Giám đốc dự án Midtown One tại Uông Bí, từ khi công bố thông tin quy hoạch đại lộ Tây Nam và khởi công các “đại” dự án tại thị xã Đông Triều và thành phố Hạ Long, Midtown One đã nhận được làn sóng quan tâm của nhiều nhà đầu tư, có tuần lượng quan tâm tăng đột biến gấp 2-3 lần so với thời gian trước đấy.

xu huong dau tu bat dong san cuoi nam san pham thuc gia tri thuc
Midtown One được nhà đầu tư quan tâm nhờ hưởng lợi từ quy hoạch hạ tầng.

Thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến dự án có sẵn sổ đỏ, hạ tầng hoàn thiện, vị trí trung tâm tiếp giáp Quốc lộ 18 và có tiềm năng phát triển nhờ hưởng lợi bởi hạ tầng và quy hoạch phát triển du lịch, vui chơi giải trí. Ngoài ra, một lý do khác khiến Midtown One thu hút nhà đầu tư nhờ các chương trình ưu đãi lớn nhân dịp “Mở bán chính thức dự án”, như gói hỗ trợ lãi suất 0%/12 tháng, thanh toán 5 đợt, đợt 1 từ 10%, nhờ đó nhà đầu tư có thể giảm bớt áp lực tài chính nhưng vẫn sở hữu được sản phẩm giá trị trong thời gian dài.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích