Xếp hạng và xây dựng lộ trình tiêu chuẩn cho các ưu tiên quốc gia
Để phân định các ưu tiên cho các ngành, lĩnh vực, đối tượng hoặc chủ đề xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, chúng ta có thể sử dụng sơ đồ xếp hạng nêu trong Bảng 1. Sơ đồ này được áp dụng để xếp hạng các ưu tiên kinh tế – xã hội, các lĩnh vực / đối tượng mới xuất hiện, cũng như các đối tượng ưu tiên của các bên liên quan.
Bảng 1: Xếp hạng ưu tiên áp dụng cho thông tin định tính
Trong trường hợp có một ưu tiên cao hơn đối với một chủ đề được yêu cầu phải hành động khẩn cấp và do đó nó vượt trội hơn các ưu tiên khác, điều này được thể hiện bằng cách thêm dấu hoa thị phía sau xếp hạng ưu tiên 1, ví dụ: “1 *”. Mức độ ưu tiên vượt trội như vậy có thể được chỉ định để thể hiện một mức độ ưu tiên chính về xã hội hoặc kinh tế, ví dụ: vấn đề sức khỏe hoặc an toàn, cũng như các vấn đề kinh tế, đòi hỏi phải có hành động ngay lập tức.
Đối với một số tiêu chí, có thể xếp hạng dựa trên dữ liệu định lượng, chẳng hạn như dữ liệu về thương mại, đóng góp vào GDP của một lĩnh vực kinh tế, v.v. Thứ hạng có thể được xác định, ví dụ, dựa trên các phạm vi sau:
Bảng 2: Xếp hạng ưu tiên áp dụng cho dữ liệu định lượng
Bảng 3, 4 và 5 trình bày các ví dụ về việc áp dụng hệ thống xếp hạng cho dữ liệu định lượng (đóng góp vào GDP của một ngành).
Bảng 6 đưa ra một ví dụ trong đó hệ thống xếp hạng được áp dụng cho thông tin định tính về mức độ nghiêm trọng của các vấn đề xã hội nhất định.
Bảng 3: Ví dụ về đóng góp của các ngành kinh tế và sản phẩm vào GDP (ví dụ lấy từ Chiến lược TCHQG của SARM – Armenia)
Bảng 4: Ví dụ về đóng góp của các ngành kinh tế và sản phẩm vào GDP (ví dụ được lấy từ Chiến lược TCHQG của TGBS – Gambia, GBoS = Cục Thống kê Gambia)
Bảng 5: Ví dụ về đóng góp của các ngành kinh tế và sản phẩm vào xuất khẩu (ví dụ lấy từ Chiến lược TCHQG của TGBS – Gambia)
Bảng 6: Ví dụ về các ưu tiên phi kinh tế (ví dụ được lấy từ Chiến lược TCHQG của TGBS – Gambia)
Bảng xếp hạng nhằm phản ánh các điều kiện và ưu tiên quốc gia cũng như các lựa chọn chính sách. Do đó, xếp hạng các vấn đề tương tự giữa các quốc gia khác nhau có thể khác nhau. Điều này cũng được thể hiện trong bảng xếp hạng các ưu tiên được lấy từ các kế hoạch phát triển quốc gia, như trong Bảng 7
Bảng 7: Ví dụ về các ưu tiên từ kế hoạch phát triển quốc gia (ví dụ lấy từ Chiến lược TCHQG của TGBS – Gambia)
Các ưu tiên về kinh tế – xã hội và các bên liên quan được kết hợp trong một khung xếp hạng chung thể hiện kết quả của Giai đoạn 1 của quá trình phát triển, đó là việc xác định các ưu tiên quốc gia về tiêu chuẩn hóa.
Ví dụ về các khuôn khổ ưu tiên như vậy được trình bày trong Bảng 8:
Bảng 8: Ví dụ về các ưu tiên chung cho công việc tiêu chuẩn hóa (ví dụ được lấy từ Chiến lược TCHQG của SARM – Armenia – và chỉ đại diện cho một tập hợp con các ưu tiên đã xác định)
Các loại dự án tiêu chuẩn hóa khác nhau
Trước tiên chúng ta cần nhận dạng các dự án tiêu chuẩn điển hình hiện đang được sử dụng để từ đó có thể tiếp cận đến việc áp dụng chúng cho các nhu cầu về nguồn lực trung bình áp dụng đối với từng loại dự án cụ thể trong thực tế như thế nào ở phần 5.
Nhìn chung, có năm loại dự án tiêu chuẩn hóa khác nhau đang được sử dụng để bao gồm hầu hết các loại hoạt động. Thuật ngữ “dự án tiêu chuẩn quốc gia” thể hiện đây là các hoạt động của quốc gia và việc sử dụng các nguồn lực quốc gia để chuyển đổi, ví dụ: một tiêu chuẩn quốc tế, thành tiêu chuẩn quốc gia thông qua quá trình chấp nhận, hoặc tham gia vào một dự án tiêu chuẩn hóa quốc tế, nếu dự án đó phù hợp với các ưu tiên quốc gia. Việc thực hiện dự án đòi hỏi các nỗ lực quốc gia và sử dụng các nguồn lực quốc gia do cơ quan tiêu chuẩn quốc gia (NSB) cung cấp, cũng như các nguồn lực khác do các chuyên gia trong ngành và các bên liên quan khác cung cấp.
Tất cả các loại dự án sẽ gắn liền với nhu cầu về nguồn nhân lực và tài chính. Các nhu cầu nguồn lực này phải được xác định – ở mức trung bình – dựa trên các điều kiện ở mỗi quốc gia và các NSB. Chúng có thể khác nhau đáng kể giữa các quốc gia và các NSB, do sự khác biệt trong các quy tắc thủ tục để xây dựng tiêu chuẩn hoặc mức độ tham gia của các bên liên quan. Rõ ràng là nhu cầu nguồn lực trung bình cho từng loại dự án sẽ không phản ánh chính xác nguồn lực cần thiết cho từng dự án riêng lẻ. Tuy nhiên, việc áp dụng một cách thực tế các ước tính về nguồn lực trung bình được xác định cũng sẽ đủ để đưa ra đánh giá dựa trên bằng chứng liệu một kế hoạch tiêu chuẩn hóa (trong đó có thể gồm hàng trăm dự án tiêu chuẩn) có thể được thực hiện trong một khung thời gian nhất định và với nguồn nhân lực và tài chính nhất định hay không.
Loại 1: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế (hoặc khu vực) [viết tắt là: Chấp nhận]
Loại này được áp dụng nếu một tiêu chuẩn quốc tế (hoặc khu vực) tồn tại và đã được xác định là phù hợp để giải quyết các nhu cầu quốc gia. Nếu thích hợp, nên ưu tiên áp dụng một tiêu chuẩn như vậy giống hệt nhau và không có sự sai lệch đối với nội dung hoặc cấu trúc
Loại 2: Đánh giá Tiêu chuẩn quốc tế (hoặc khu vực) với ý định để chấp nhận nó thành tiêu chuẩn quốc gia [viết tắt là: Đánh giá đẻ chấp nhận]
Loại này được áp dụng nếu Tiêu chuẩn quốc tế (hoặc khu vực) đã được xác định là phù hợp nhất với khả năng xảy ra cao, nhưng vẫn cần phải có sự làm rõ cuối cùng.
Lưu ý: Sự khác biệt giữa Loại 1 và 2 là Loại 1 bao gồm các trường hợp chấp nhận hoàn toàn tương đương một tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc tiêu chuẩn khác (trường hợp chấp nhận “đơn giản”). Loại 2 đại diện cho trường hợp chấp nhận phức tạp hơn có thể yêu cầu phải sửa đổi hoặc điều chỉnh tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực được chấp nhân để phù hợp với điều kiện quốc gia (trường hợp chấp nhận “phức tạp”). Việc đánh giá cũng có thể dẫn đến nhận định rằng tiêu chuẩn không nên được chấp nhận
Loại 3: tham gia tích cực vào một dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc tế (hoặc khu vực) mới hoặc dự án đang thực hiện [viết tắt là: Tham gia tích cực]
Loại này được áp dụng nếu Tiêu chuẩn quốc tế (hoặc khu vực) đang được xây dựng và có mức độ ưu tiên cao để sử dụng làm tiêu chuẩn quốc gia sau khi được công bố. NSB nên tham gia tích cực vào việc xây dựng tiêu chuẩn như vậy.
Loại 4: Theo dõi (hoặc quan sát) một dự án xây dựng Tiêu chuẩn Quốc tế (hoặc khu vực) [viết tắt là: Theo dõi]
Loại này được áp dụng nếu Tiêu chuẩn quốc tế (hoặc khu vực) đang được xây dựng có mức độ ưu tiên quốc gia nhất định (nhưng không cao). Trong trường hợp này, NSB không bắt buộc phải tham gia tích cực vào dự án.
Lưu ý: sự khác biệt giữa Loại 3 và 4 là Loại 3 đại diện cho các trường hợp NSB sẽ tham gia đầy đủ vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế bằng cách tham gia vào các cuộc họp của Ban kỹ thuật, gửi nhận xét và thực hiện nghiên cứu với ý định làm cho tiêu chuẩn tương lai phù hợp với nhu cầu và điều kiện quốc gia của mình. Loại 4 đại diện cho trường hợp NSB chỉ đơn giản theo dõi việc xây dựng tiêu chuẩn với tư cách quan sát viên, mà không đóng góp trực tiếp vào việc xây dựng tiêu chuẩn.
Loại 5: Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia [viết tắt là: Xây dựng Quốc gia]
Loại này được áp dụng nếu Tiêu chuẩn quốc tế (hoặc khu vực) không tồn tại, nhưng có một mức độ ưu tiên quốc gia đáng kể đối với tiêu chuẩn đó.
Trong trường hợp này, có thể có phương án thay thế. Thay vì tự mình xây dựng một tiêu chuẩn như vậy, NSB nên xem xét khả năng đề xuất một dự án tiêu chuẩn mới (NWI) cho một ban kỹ thuật (TC) thích hợp ở cấp quốc tế hoặc khu vực thực hiện. bằng cách này, nếu được chấp nhận chúng ta có thể tiết kiệm được nguồn lực quốc gia và có được tiêu chuẩn quốc gia đạt trình độ quốc tế một cách hiệu quả nhất.
Chúng ta cũng cần lưu ý là Không phải tất cả các loại dự án tiêu chuẩn quốc gia này đều có thể tồn tại ở tất cả các quốc gia và ở tất cả các NSB, do đó chỉ một tập hợp con của các loại dự án này được sử dụng. Mặt khác, có thể có các trường hợp qúa trình xây dựng tiêu chuẩn khác, không nằm trong năm loại dự án trên, xảy ra với tần suất nhất định. Các NSB cần có giải pháp thích hợp, tùy theo điều kiện thực tế của nước mình.
Khung thời gian thực hiện cho các loại dự án khác nhau được trình bầy trong Bảng 9 dưới đây
Bảng 9: Thời gian thực hiện trung bình của dự án cho năm loại dự án tiêu chuẩn hóa quốc gia
Các khung thời gian trung bình ở trên chỉ thể hiện các đề xuất để tham khảo. Chúng cần được điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện cụ thể ở các quốc gia và NSB khác nhau và sẽ không áp dụng cho tất cả các điều kiện và tất cả các quốc gia.
Các khung thời gian này bao gồm toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối của một dự án xây dựng tiêu chuẩn, bao gồm cả các giai đoạn bỏ phiếu (lấy ý kiến) là thời gian mà việc xây dựng tiêu chuẩn không được thực hiện. Các khung thời gian này không thể hiện khối lượng công việc cho các cá nhân khác nhau tham gia vào các dự án. Quá trình xác định khối lượng công việc trung bình cho các dự án tiêu chuẩn hóa khác nhau cho các cá nhân trong các vai trò chính của dự án và tính toán khối lượng công việc tổng thể cho một kế hoạch tiêu chuẩn hóa (với các dự thảo tiêu chuẩn khác nhau), sẽ được tiếp tục trao đổi trong phần 5 (phần cuối) của series các bài về phương pháp luận của chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia.
KS.Trần Văn Học- PCT. Hội KH&KT về TC&CL Việt Nam
Theo CL&CS