Xếp hạng những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao nhất, thấp nhất
Xếp hạng những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao nhất, thấp nhất
Cá và thủy hải sản là những thực phẩm giàu protein, acid béo omega-3 và các chất dinh dưỡng khác như sắt, kali và vitamin B. Thật không may là cá và nhiều loại thủy hải sản cũng bị nhiễm thủy ngân độc hại.
Nhiễm độc thủy ngân là gì?
Thủy ngân là một nguyên tố tự nhiên được tìm thấy trong đất, nước và không khí. Mặc dù một lượng nhỏ trong thực phẩm có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, nhưng quá nhiều có thể gây ngộ độc. Hầu hết mọi người đều nghĩ nhiễm độc thủy ngân là do ăn cá, nhưng tiếp xúc quá nhiều với thủy ngân cũng có thể xảy ra theo những cách khác nhau. Mọi người cũng có thể tiếp xúc với thủy ngân thải ra từ các vật chứa hoặc thiết bị bị lỗi có chứa thủy ngân, chẳng hạn như nhiệt kế đo nhiệt độ và chất hàn răng. Thủy ngân đôi khi cũng được tìm thấy trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và chất bảo quản.
Cũng cần hiểu rằng có hai loại thủy ngân chính – thủy ngân metyl và thủy ngân nguyên tố (kim loại).
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, thủy ngân methyl, có thể được tìm thấy trong mô của cá và động vật có vỏ. Việc tiếp xúc thường xảy ra sau khi thủy ngân kim loại bị tràn hoặc sau khi một sản phẩm có chứa thủy ngân kim loại bị vỡ.
Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân
Nhiễm độc thủy ngân ở mọi người ở mọi lứa tuổi có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh. Một số vấn đề và triệu chứng bao gồm: Vấn đề về trí nhớ, run cơ, lo lắng, khó chịu và trầm cảm; mất ngủ, đau đầu, mất thị lực, nói kém, yếu cơ…
Việc hấp thụ thủy ngân đặc biệt nguy hiểm trong thời kỳ mang thai và trẻ sơ sinh, khi độ nhạy cảm với các tác động của thủy ngân tăng lên. Mức độ cao của thủy ngân trong thai kỳ có thể gây ra thai chết lưu, dị dạng sọ mặt, dị tật ống thần kinh, tổn thương não và bại não ở trẻ sơ sinh.
Thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp nhất: Nên ăn 2 – 3 lần/tuần
Cá cơm;
Cá đù Đại Tây Dương;
Cá bạc má Đại Tây Dương và Thái Bình Dương;
Cá vược đen;
Cá chim;
Cá da trơn;
Sò;
Cá tuyết;
Cua;
Tôm hùm đất;
Cá bơn;
Cá Haddock – một loại cá tuyết;
Cá tuyết than;
Cá trích;
Tôm hùm Mỹ;
Cá đối;
Hàu;
Cá rô;
Cá chó;
Cá hồi;
Cá mòi;
Sò điệp;
Cá rô phi;
Mực;
Cá ngừ.
Thủy hải sản có mức độ thủy ngân vừa phải: Ăn 1 lần/tuần
Cá trâu;
Cá chép;
Cá vược;
Cá mú;
Cá chim lớn;
Cá nục heo;
Cá chày;
Cá rô đại dương;
Cá than;
Cá đầu cừu/cá tù;
Cá hồng;
Cá thu Tây Ban Nha;
Cá ngói;
Cá ngừ trắng;
Cá ngừ vây vàng.
Thủy hải sản có mức thủy ngân cao nhất: Nên tránh
Cá ngừ mắt to;
Cá thu vua;
Cá cam;
Cá mập;
Cá kiếm;
Cá ngói.
Lý do chúng chứa nhiều hơn là do thủy ngân tích tụ sinh học trong chuỗi hải sản, bắt đầu từ các sinh vật phù du hấp thụ thủy ngân từ môi trường, sau đó được tiêu thụ bởi các loài cá nhỏ hơn, đến lượt các loài cá lớn hơn tiêu thụ.
Mức độ thủy ngân trong cá và động vật có vỏ phụ thuộc vào nguồn thức ăn của cá, thời gian chúng sống và mức độ thủy ngân cao của chúng trong chuỗi thức ăn. Cá có hàm lượng thủy ngân cao có thể có lượng thủy ngân gấp 10 đến 20 lần so với những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp.
Tại sao có thủy ngân trong cá?
Thủy ngân là một nguyên tố tự nhiên của trái đất, vì vậy một số sẽ xuất hiện tự nhiên trong môi trường biển và đại dương. Tuy nhiên, cũng có dòng chảy vào nước từ các hoạt động của con người làm phát thải thủy ngân trong môi trường, chẳng hạn như đốt than, khai thác vàng và các hoạt động sản xuất khác nhau. Cá và động vật có vỏ hấp thụ và tích tụ thủy ngân, và khi những con cá lớn hơn ăn những con cá nhỏ có chứa thủy ngân, nó có xu hướng tích tụ trong cơ thể chúng.
Những người ăn cá cần phải lo lắng về điều này ?
Nói chung, lợi ích của việc ăn cá lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến thủy ngân. Vì vậy, hãy lựa chọn hải sản thông minh có thể giúp giảm nguy cơ hấp thụ thủy ngân cao.
Hiếm khi nhiễm độc thủy ngân do ăn hải sản cao đến mức có thể gây tổn hại sức khỏe cấp tính hoặc tử vong. Mặc dù rất hiếm trường hợp tử vong hoặc các trường hợp ngộ độc thủy ngân có triệu chứng, nhưng việc tiếp xúc với thủy ngân nói chung có thể ảnh hưởng đến tim và các bộ phận khác của cơ thể (ngoài não) nếu nồng độ đủ cao.
Nếu bạn chỉ ăn hải sản một hoặc hai lần một tuần, bạn không nên quá lo lắng về thủy ngân. Chỉ khi bạn đang tiêu thụ một lượng lớn các loại cá lớn hơn (cá ngừ, cá mập, cá kiếm) thì bạn mới nên lo lắng. Lưu ý rằng nhiễm độc thủy ngân sẽ tích tụ theo thời gian. Vì vậy, liên tục ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao, với số lượng nhiều hơn mức khuyến nghị, có thể là một vấn đề. Lưu ý rằng nhiễm độc thủy ngân có liên quan đến các tác động thần kinh và suy giảm nhận thức ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Cá cung cấp protein chất lượng cao, sắt và vitamin D, là những chất dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn sơ sinh. Cá cũng là một nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời, rất quan trọng cho sự phát triển của não và sức khỏe của mắt.
Cách ngăn ngừa nhiễm độc thủy ngân từ cá
Chọn cá nhỏ, có nguồn gốc bền vững giúp đảm bảo lượng axit béo omega-3 cao hơn và lượng thủy ngân thấp hơn. Các lựa chọn tuyệt vời bao gồm cá hồi (tốt nhất là Alaska hoang dã hoặc đóng hộp trong bao bì không chứa BPA), cá hồi vân, cá mòi, cá trích, cá hồi chấm hồng và cá thu Bắc Mỹ.
Hãy nhớ rằng, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai và hoặc đang cho con bú nên tránh ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá ngói, cá thu vua và cá ngừ mắt to.
Nếu bạn ghi nhớ tất cả những điều này và không ăn quá nhiều cá có hàm lượng thủy ngân cao, bạn sẽ không bị ngộ độc thủy ngân.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị