Xây dựng nền tảng kỹ thuật kinh tế số

Với mục tiêu rõ ràng của Chính phủ đã đặt ra cho việc xây dựng được nền tảng kinh doanh kỹ thuật số cho quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng, là tiền đề và nền móng để hình thành, phát triển nền kinh tế số vì nền tảng kỹ thuật số sẽ cung cấp, xây dựng kiến trúc hạ tầng ứng dụng gồm nhiều chức năng ứng dụng trong giai đoạn khởi đầu và phải dễ dàng bổ sung thay đổi phù hợp theo thời gian, nhu cầu phát triển của đất nước, nhu cầu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và sự thay đổi nhanh chóng của các sản phẩm công nghệ trên thế giới.

Nền tảng kỹ thuật kinh tế số sẽ cung cấp một kiến trúc xen kẽ và sắp xếp khoa học dựa trên năm nền tảng công nghệ hiện đại hiện này trong lĩnh vực kinh doanh kỹ thuật số đó là hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu lớn, sự tham gia của khách hàng, kết nối vạn vật (IoT) và hệ sinh thái giữa các đối tác, khách hàng và nhà cung cấp. Với nền tảng kiến trúc này hệ thống sẽ kết nối và tích hợp nhiều tính năng kỹ thuật riêng biệt của từng giải pháp thành một chuỗi giá trị các ứng dựng công nghệ trong hệ sinh thái mới, các hoạt động tương quan giữa các bên có quan hệ mật thiết với nhau như khách hàng, đối tác, nội bộ nhân viên … nhằm giúp họ có thể đưa ra những quyết định, hành động kịp thời thông qua các thông tin, dữ liệu được phân tích từ hệ sinh thái mới và nền tảng của hệ thống kỹ thuật số.

Điều đó khẳng định rằng bước đột phá trong quản trị và mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế số thì các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải vạch ra một chiến lược dài hạn cùng với kỳ vọng phải đạt đến mục tiêu chuyển đổi số thành công đồng thời phải khẳng định đây là xây dựng một dự án đầu tư dài hạn, mất nhiều thời gian công sức, tài chính và đặc biệt phải nhất quán trong bộ máy lãnh đạo mới có thể mở rộng được quy mô, thay đổi và cải tiến công nghệ nhanh chóng để phù hợp với từng giai đoạn trong quá trình xây dựng nền tảng kinh tế số.

 Khi tham vọng và tầm nhìn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã được xác định thì sự quyết định một cách quyết liệt về ngân sách đầu tư, lộ trình triển khai và đích đến của của dự án chiến lược này phải nhanh chóng thực hiện và phải đạt được một sản phẩm khả thi tối thiểu để làm thước đo các chỉ số thành công của dự án thông qua xác định các chỉ số hoạt động chính của doanh nghiệp, cải thiện hiệu quả các chỉ số kinh doanh, các chỉ số tài chính hướng tới sự thành công của doanh nghiệp sau khi xây dựng xong nền tảng kỹ thuật và chuyển đổi sang mô hình kinh doanh số.

Theo khảo sát của Gartner năm 2020 về chi phí đầu tư xây dựng nền tảng kỹ thuật số trên thế giới cho thấy 80% các công ty có doanh thu hơn 5 tỷ đô la Mỹ đã chi tiêu hơn 5 triệu đô la Mỹ mỗi năm cho việc đầu tư phần mềm để phục vụ kinh doanh kỹ thuật số và các dịch vụ chuyên nghiệp khác, 90% các công ty có doanh thu từ 1 tỷ đến 5 tỷ đô la Mỹ chi hơn 2 triệu đô la Mỹ mỗi năm để đầu tư cho nền tảng kỹ thuật số do ứng dụng kỹ thuật số vào kinh doanh, đó là sự đầu tư không hề nhỏ cho việc xây dựng nền tảng kinh doanh kỹ thuật số và thiết kế ra mô hình kinh doanh mới nhằm xóa mờ ranh giới giữa thế giới kỹ thuật số và vậy lý thông thường truyền thống nhằm hội tụ, kết nối vạn vật trên cùng một hệ sinh thái số.

k

Từ số liệu thực tế từ các doanh nghiệp quốc tế cho thấy họ đã chấp nhận chi ra một khoản ngân sách khá lớn từ doanh thu của mình để xây dựng nền tảng kinh doanh ứng dựng kỹ thuật số điều đó cho thấy nền tảng kỹ thuật số vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh trong tương lai trong thời đại 4.0, đồng thời mang lại nhiều lợi ích kinh tế và phát triển bền vững.  Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư vào việc này một cách hiệu quả cần phải cân nhắc thông minh trong việc lựa chọn giải pháp mới, công nghệ mới và phương thức triển khai mới vì đó là những bước đi thận trọng nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật số của tổ chức và doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn bởi ảnh hưởng của Covid-19 hiện nay.

Với định hướng chiến lược đầu tư dài hạn, chuẩn bị ngân sách đầy đủ để thực hiện được việc xây dựng nền tảng kỹ thuật chuẩn bị chuyển đổi sang kinh tế số, doanh nghiệp cần lựa chọn các nhà cung cấp đủ năng lực, có kinh nghiệm đi trước từ những quốc gia thành công trên thế giới trong quá trình chuyển đổi số của mình vì họ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn lựa chọn công nghệ, xác định mục tiêu kỳ vọng, thiết lập kế hoạch phát triển, đảm bảo duy trì phát triển lâu dài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có đủ khả năng tiếp nhận, vận hành hệ thống được chuyển giao từ các nhà cung cấp trong suốt quá trình xây dựng nền tảng kinh tế kỹ thuật số./.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích