‘Xanh hóa’ Sa Pa – Bài toán ‘giảm rác – nâng chất lượng’

‘Xanh hóa’ Sa Pa – Bài toán ‘giảm rác – nâng chất lượng’

Những sản phẩm du lịch dù hấp dẫn đến mấy cũng có thể mất điểm trong mắt du khách bởi ô nhiễm rác thải.

Du lịch vùng cao – giảm rác nâng chất lượng

Hoạt động du lịch ở Sa Pa phát sinh lượng rác thải lớn

Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2023, thị xã Sa Pa đón hơn 500.000 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. Con số này tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ 2022. Mục tiêu của thành phố mù sương – một trong những điểm du lịch vùng cao thu hút du khách bậc nhất ở phía Bắc – trong năm nay sẽ phấn đấu đón 3,5 triệu lượt du khách. Lượng du khách lớn kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, đặc biệt là thay đổi đời sống của người dân gắn với ngành công nghiệp không khói nơi đây. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ đặt ra một thách thức trong việc thu gom, xử lý rác thải vốn đã gặp nhiều khó khăn ở một đô thị miền núi.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Theo đại diện của Xí nghiệp Môi trường Sa Pa – đơn vị trực tiếp thực hiện thu gom rác thải trên địa bàn thị xã, trung bình mỗi ngày, lượng rác thải của địa phương này là từ 28 – 30 tấn. Vào những dịp lễ hay cao điểm du lịch, lượng rác trong ngày có thể lên tới 35 tấn… Trong đó, chỉ có khoảng 8 tấn rác hữu cơ, còn lại là các loại rác vô cơ, đặc biệt là túi bóng, chai lọ nhựa… phát sinh trong hoạt động du lịch. Để đảm bảo việc thu gom rác trên địa bàn thị xã, đơn vị thu gom đã phải thực hiện 3 ca liên tục trong ngày với số nhân lực là 60 người.

Phân loại rác tại nguồn vẫn chờ ý thức

Từ giữa năm 2016, Sa Pa trở thành một trong ba địa phương của tỉnh Lào Cai thực hiện việc phân loại rác tại nguồn với mục tiêu xử lý toàn bộ rác hữu cơ thành phân bón, thu hồi các lượng rác có thể tái chế, giảm tối đa lượng rác chôn lấp trực tiếp, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đặc biệt, với Sa Pa, việc phân loại rác tại nguồn này được đánh giá là sẽ giúp tăng tỷ lệ tái chế với lượng rác thải nhựa từ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, sau 7 năm triển khai, hoạt động phân loại rác thải từ nguồn tại các cơ sở kinh doanh du lịch phát thải nhiều rác thải vẫn còn rất hạn chế.

Xanh hóa Sa Pa - Bài toán giảm rác - nâng chất lượng - Ảnh 5.
Xanh hóa Sa Pa - Bài toán giảm rác - nâng chất lượng - Ảnh 6.
Xanh hóa Sa Pa - Bài toán giảm rác - nâng chất lượng - Ảnh 7.

Con số 95% rác thải được phân loại thành hữu cơ, vô cơ mà người phụ trách bếp của một khách sạn ở Sa Pa đưa ra được minh họa bằng số rác ít ỏi trong bếp sau một buổi phục vụ. Thùng rác này chỉ toàn… rác hữu cơ. Ở cạnh giàn hoa phía hông cửa bếp lại có những túi rác cũng được xếp gọn ghẽ.

Những bịch rác lẫn lộn là dấu chấm hỏi cho con số 95% được đưa ra. Dù sau những lý do, tiếp tục là những lời khẳng định: “Các bạn bếp mới vào làm thì cũng chưa hình dung ra được, cứ bỏ lẫn vào như thế này. Một lúc nữa chúng tôi sẽ phân loại ra”.

Còn tại khu bếp của một nhà hàng ăn uống ngay trung tâm thị xã, gần 10h sáng, các khâu chuẩn bị nguyên liệu phục vụ cho bữa trưa cho du khách cơ bản đã sẵn sàng. Rác cũng đã trong thùng.

“Trong lúc chuẩn bị thì khâu phân loại có thời gian và mọi người sẽ chuẩn bị tốt hơn” – lời khẳng định của nhân viên phụ trách khu bếp của nhà hàng về việc phân loại rác sẽ tốt hơn trong khâu chuẩn bị khi có nhiều thời gian, song, mức độ gần như tuyệt đối mà thùng rác nhận được thì lại khác.

Trong thời gian chuẩn bị thì cũng không tránh được hết sơ suất, tí nữa mọi người sẽ phân loại lại…
Nhân viên nhà hàng

Khó khăn thu gom rác thải ở Sa Pa

Có rất nhiều lý do cho việc chưa thể thực hiện phân loại rác thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, từ yếu tố chủ quan do sơ suất, nhầm lẫn đến yếu tố khách quan do đông khách, chưa kịp thực hiện… Tuy nhiên, dù lý do là như thế nào cũng sẽ đều đưa đến một kết quả: RÁC KHÔNG ĐƯỢC PHÂN LOẠI.

Xanh hóa Sa Pa - Bài toán giảm rác - nâng chất lượng - Ảnh 11.

Xé toang rồi lựa trong những bịch rác lớn, lấy riêng túi ni lông, chai lọ nhựa… là công việc thường ngày của những công nhân môi trường ở Sa Pa.

Công nhân môi trường
Trách nhiệm của các nhà hàng, khách sạn, nhà dân kém lắm. Họ không phân loại cho mình. Mình phải tự thu gom và phân loại.

Quy trình lấy rác của Xí nghiệp Môi trường Sa Pa được chia tách thành các lượt lấy rác hữu cơ và vô cơ riêng để đáp ứng việc xử lý. Rác hữu cơ sẽ được đưa về nhà máy làm phân bón, rác vô cơ sẽ được chôn lấp. Điều này đồng nghĩa việc phân loại rác không thể không làm, nó chỉ chuyển từ trách nhiệm của người này sang công sức của người kia.

Mất công sức, thêm thời gian của người làm và mất cả mỹ quan khi việc bóc tách rác phải thực hiện ngay trên những con phố tấp nập du khách, nhất là trong mùa cao điểm du lịch.

Xanh hóa Sa Pa - Bài toán giảm rác - nâng chất lượng - Ảnh 13.

Ông Bùi Tuấn Dương – Giám đốc Xí nghiệp Môi trường Sa Pa, Lào Cai – cho biết: “Khu vực thu gom của chúng tôi tương đối nhỏ nhưng lượng rác thải rất lớn. Lượng phương tiện cũng như du khách cũng rất nhiều nên cũng gây khó khăn nhất định cho việc thu gom rác”.

Trời tối, đèn lên, thị trấn Sa Pa mờ sương lung linh và trong màn sương lẫn ánh sáng ấy, có những chiếc xe gom rác trở đi, trở lại để gom đúng, gom đủ hai loại: vô cơ, hữu cơ.

Bất cập xây dựng ga rác

Áp lực thu gom rác thải ở một đô thị miền núi du lịch nhất là trong bối cảnh hoạt động du lịch đang trở lại mạnh mẽ sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 như tại Sa Pa không chỉ đến từ lượng rác thải lớn hay việc phân loại rác thải. Bài toán địa điểm nào để đặt ga rác – nơi tập trung các xe rác, ép rác trước khi di chuyển về nhà máy hay khu vực xử lý – cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.

Ví dụ như một ga rác nằm ngay bên cạnh hồ Mắt Ngọc – khu vực trung tâm của thị xã Sa Pa. Dù nỗ lực thu gom và vận chuyển rác ngay trong ngày, song, việc tập trung một lượng lớn rác thải tại địa điểm rất đông du khách thường xuyên qua lại vẫn được đánh giá là bất cập. Vậy nên, dù mới chỉ đưa vào sử dụng được hơn 1 năm, trước thềm 30/4 , ga rác này cũng sẽ đóng cửa để chuyển sang một địa điểm mới.

tm-img-alt
tm-img-alt

Theo đại diện Xí nghiệp Môi trường Sa Pa, đây là khu vực được một doanh nghiệp cho mượn nên chưa rõ thời gian hoạt động có thể kéo dài đến bao lâu. Điều đáng nói, tình trạng chạy chỗ này, đổi chỗ kia của ga rác tại Sa Pa đã diễn ra trong một thời gian rất dài.

Ông Bùi Tuấn Dương – Giám đốc Xí nghiệp Môi trường Sa Pa, Lào Cai – chia sẻ: “Việc thu gom diễn ra hơn 20 năm rồi nhưng chưa có một ga rác cố định để thu gom, xử lý rác thải. Khi có một ga rác cố định, chúng tôi sẽ đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống để việc thu gom ổn định hơn”.

tm-img-alt

Có một Sa Pa nỗ lực trở thành điểm du lịch xanh

Những khó khăn và cả vướng mắc để giải bài toán rác thải tại thị trấn sương mù vẫn đang còn nhiều. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận có một Sa Pa vẫn đang nỗ lực để trở thành một điểm du lịch xanh không chỉ về phong cảnh thiên nhiên mà còn về chất lượng vệ sinh môi trường.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến sự ý thức và chung tay của người dân Sa Pa và những du khách khi tới tham quan, du lịch tại đây. Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đang đến rất gần. Chắc chắn mọi người sẽ chờ đợi một không khí rất sôi động tại đây. Ai nấy đều chung tay xây dựng một Sa Pa xanh ngay từ những điều nhỏ nhất.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Đầu đường dẫn vào bản Cát Cát, dưới chân tấm biển quảng cáo là khu vực để rác. Dù có hẳn 4 chiếc thùng rác nhưng rác vẫn nằm ngoài thùng. Dọc đường vào bản cũng không khó để bắt gặp những thùng rác nhếch nhác, lộn xộn. Tuy nhiên, vào đến trung tâm của bản, những hình ảnh này đã không còn.

Ông Nguyễn Trung Kiên – Phó Giám đốc Khu du lịch Cát Cát, Thị xã Sa Pa – cho hay: “Vấn đề rác thải trong thời gian qua tốt hơn so với thời gian trước. Việc thu gom đã được thực hiện và nỗ lực đảm bảo để không có rác thải tràn lan”.

Bản Cát Cát là khu du lịch cộng đồng, người dân bản địa vẫn sinh sống trong bản. Để đảm bảo việc thu gom rác, giữ gìn cảnh quan, môi trường trong khu du lịch, nhất là xây dựng thói quen vệ sinh cho đồng bào người Mông tại đây, chính sách miễn tiền thu gom rác thải với các hộ kinh doanh là người đồng bào bản địa đã được thực hiện.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Song hành với việc xây dựng ý thức cho người làm du lịch là nỗ lực tuyên truyền với du khách cùng chung tay vì một Sa Pa xanh. Từ đầu năm đến nay, 2 ca mỗi ngày, bà Hiếu có thêm việc đi thu gom rác bằng xe điện dọc các tuyến phố trung tâm.

Đi thu gom rác như thế này cũng nhằm mục đích tuyên truyền cho mọi người.
Bà Nguyễn Thị Hiếu
Xí nghiệp Môi trường Sa Pa, Lào Cai

Gom từ mẩu rác nhỏ đến túi rác to, bà Hiếu chỉ dám bảo là sạch tương đối. Nhưng nỗ lực dọn nhà sạch để đón khách cũng là niềm mong để khách thấy nhà sạch mà giữ gìn.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích