Xác định thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính về nhãn hàng hóa
Ngày 01/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2017/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 119) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 15/12/2017.
Sau nhiều năm áp dụng, một số nội dung không còn phù hợp với thực tế. Do đó, ngày 30/12/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2021/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 126) sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Nghị định 126 ra đời đã khắc phục được nhiều điểm, nhiều nội dung khi áp dụng vào thực tế mà Nghị định 119 còn bộc lộ tính chưa phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng thực thi công vụ kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tuy nhiên, điểm đáng bàn tại Nghị định 126 là Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Khoản 8 Điều 31 (xử phạt Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa) và quy định tại Khoản 3 Điều 2 có sự khác nhau nhẹ về các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:
Bảo Lâm