Viện Năng suất Việt Nam với công tác thúc đẩy phong trào năng suất nền kinh tế
Năm 2022, Viên Năng suất Việt Nam đã tích cực tổ chức triển khai các nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch để hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ, Chương trình và Kế hoạch hành động, các nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Tham gia các nghiên cứu, báo cáo phục vụ kiến nghị xây dựng chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua năng suất phục vụ quản lý nhà nước theo yêu cầu của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành.
Nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành và triển khai Quyết định 1721/QĐ-BKHCN về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2022 về các nhiệm vụ nâng cao đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 – 2030.
Về chỉ số tăng năng suất lao động, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn và phát hành Báo cáo Năng suất Việt Nam năm 2021, tổ chức biên soạn Báo cáo Năng suất Việt Nam 2022: tính toán năng suất (năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp – TFP, năng suất vốn) và tính toán yếu tố tác động của khoa học công nghệ đến năng suất, đề xuất các giải pháp nâng cao năng suất.
Triển khai hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tập trung vào các giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất.
TS. Nguyễn Tùng Lâm – Phó Viện trưởng, Phụ trách Viện Năng suất Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo về Các nỗ lực nâng cao năng suất và vai trò của Tổ chức năng suất quốc gia tháng 12/2/2022.
Tích cực triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 về “Tiếp tục triển khai Kế hoạch tổng thể năng suất quốc gia dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” theo Quyết định số 36/QĐ-TTg và Quyết định số 1851/QĐ-BKHCN ngày 12/07/2021 về việc ban hành Kế hoạch của Bộ KH&CN triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể năng suất quốc gia dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Kế hoạch 36 là nền tảng thể chế chính sách về năng suất dựa trên KHCN và đổi mới sáng tạo đầu tiên của Việt Nam; là tiền đề để một số địa phương, tập đoàn xây dựng kế hoạch năng suất thúc đẩy mạnh mẽ phong trào năng suất quốc gia. Việc xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn chuyên gia năng suất quốc gia của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn, tiêu chí của các quốc gia tiên tiến trong khu vực và tổ chức chương trình đào tạo chuyên gia năng suất tạo nền tảng thúc đẩy hoạt động phát triển nguồn nhân lực năng suất hướng tới đáp ứng mục tiêu trong Kế hoạch 36. Trong đó nổi bật là “Đưa các chương trình đào tạo về năng suất vào các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương và địa phương để các sinh viên hình thành tư duy năng suất và được trang bị kiến thức, phương pháp, môi trường thực hành về cải tiến năng suất, đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng lực lượng lao động cho doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hoạt động này được các trường đại học uy tín của Việt Nam ủng hộ, phối hợp chặt chẽ do phù hợp với định hướng đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, đào tạo dựa trên nhu cầu thực tế của sinh viên, doanh nghiệp và xã hội; Chuẩn hoá các chương trình đào tạo hệ thống, công cụ cải tiến năng suất, công cụ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cải tiến năng suất, đồng thời tạo nền tảng cho những thay đổi bứt phá về năng suất; Nghiên cứu xây dựng chương trình chứng nhận chuyên gia năng suất theo chuẩn mực của APO nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai dự án áp dụng hệ thống quản lý, công cụ nâng cao năng suất chất lượng, chuyển đổi số; thúc đẩy chuyển giao tri thức về các hệ thống, công cụ nâng cao năng suất tiên tiến dựa trên nền tảng số và đổi mới sáng tạo thông qua các chương trình, dự án của APO”.
Đề xuất thành lập Hội Năng suất Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động năng suất chất lượng và triển khai Quyết định 1322/QĐ-TTg, Quyết định 36/QĐ-TTg.
Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về năng suất như năng suất yếu tố tổng hợp – TFP, năng suất lao động, năng suất các ngành, địa phương, các yếu tố tác động và giải pháp nâng cao năng suất…; tiếp tục hỗ trợ 05 địa phương (Yên Bái, Quảng Bình, Tây Ninh, Bình Dương, Gia Lai) trong tính toán năng suất nhân tố tổng hợp và đề xuất chính sách nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tỉnh/địa phương.
Thực hiện chuyển giao công nghệ quản lý, tư duy năng suất và giải pháp cải tiến năng suất từ các nước tiên tiến vào Việt Nam thông qua triển khai các chương trình/dự án của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO); Hợp tác và khai thác các chương trình, dự án của tổ chức quốc tế như GIZ Việt Nam, ILO, World Bank về nghiên cứu năng suất, quản lý rủi ro trong ngành hóa chất, năng suất xanh và phát triển bền vững để thúc đẩy các hoạt động năng suất, chất lượng.
Trong năm 2023, Viện Năng suất Việt Nam sẽ tiếp tục nâng cao năng lực và triển khai các hoạt động nghiên cứu, kiến nghị về chính sách và giải pháp nâng cao năng suất của nền kinh tế, các ngành kinh tế, địa phương và doanh nghiệp
Triển khai các nội dung nghiên cứu về năng suất, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và tổng hợp, báo cáo phục vụ quản lý theo yêu cầu của Tổng cục, Bộ. Viện tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về năng suất như năng suất yếu tố tổng hợp – TFP, năng suất lao động, năng suất các ngành, địa phương, các yếu tố tác động và giải pháp nâng cao năng suất…; tính toán đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng thông qua TFP, hỗ trợ các địa phương trong tính toán năng suất lao động, năng suất nhân tố tổng hợp và đề xuất chính sách nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tỉnh/địa phương.
Hoàn thành nhiệm vụ “Nghiên cứu, tính toán, phân tích năng suất của Việt Nam năm 2022 và đề xuất các giải pháp nâng cao năng suất cho giai đoạn tiếp theo”: Phát hành Báo cáo Năng suất Việt Nam 2022.
Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp triển khai thực hiện các nhiệm vụ thúc đẩy phong trào năng suất chất lượng tại Việt Nam.
Tổ chức triển khai Quyết định số 1851/QĐ-BKHCN ngày 12/7/2021 về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KH, CN và ĐMST giai đoạn 2021 – 2030; Quyết định 1721/QĐ-BKHCN về các nhiệm vụ nâng cao đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 – 2030
Hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn về chứng nhận chuyên gia năng suất của Việt Nam.
Hoàn thành hỗ trợ 06 tỉnh/thành phố xây dựng Kế hoạch nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và phối hợp và phối hợp, hướng dẫn các địa phương triển khai Kế hoạch đã phê duyệt theo yêu cầu cụ thể của địa phương.
Tiếp tục làm việc với các Tập đoàn, Tổng Công ty để giới thiệu, phối hợp triển khai xây dựng kế hoạch năng suất.
Tiếp tục hỗ trợ các trường đại học triển khai nội dung công việc liên quan đến nhiệm vụ về đưa nội dung đào tạo về năng suất chất lượng vào chương trình đào tạo của các trường đại học.
Duy trì, phát triển hoạt động đào tạo, chứng nhận chuyên gia năng suất, góp phần hoàn thành mục tiêu đưa ra tại Quyết định 1322/QĐ-TTg và Quyết định 36/QĐ-TTg;
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tập trung vào các giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất thông qua thực hiện các chương trình/dự án của APO được giao.
Quốc Anh