Viêm amidan mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm amidan mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm amidan mãn tính không thể tự khỏi, thường kéo dài dai dẳng và bùng phát khi hệ thống miễn dịch suy yếu. Hơn nữa bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời.

Ở Việt Nam, số bệnh nhân viêm amidan ở lứa tuổi trưởng thành chiếm 8 – 10% và ở trẻ nhỏ khoảng 21%. Hiện nay, con số này không ngừng gia tăng mà còn chuyển biến “ác tính” hơn. Chính vì vậy, việc sớm nhận biết dấu hiệu viêm amidan mãn tính chính là tiền đề đầu tiên, giúp người bệnh mau chóng thoát khỏi nỗi đau và ngăn chặn biến chứng do bệnh gây ra.

viem amidan 1

Viêm amidan mãn tính là bệnh lý nghiêm trọng cần chú ý điều trị và chăm sóc đúng cách (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân bị viêm amidan mãn tính

Người mắc viêm amidan mãn tính chủ yếu là do các tác động khiến amidan đang có tình trạng viêm nhiễm khó hồi phục chức năng. Các nguyên nhân gây ra bệnh mạn tính là:

– Việc vệ sinh răng lợi không thường xuyên và đúng cách là con đường khiến cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập ồ ạt vào cơ thể người. Do đó, hàng rào bảo vệ đường hô hấp là amidan có nguy cơ bị tấn công và bị viêm.

Theo thống kê, người mắc viêm amidan mạn tính thường có khởi phát từ việc mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, ho và sốt kéo dài,….

– Người có tiền sử viêm họng có nguy cơ cao mắc viêm amidan mãn tính.

viem amidan 5

Ảnh minh họa

– Cấu tạo của amidan: Amidan là bộ phận trong vòm họng của con người, có cấu trúc nhiều ngóc ngách. Đây là một đặc điểm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập, tấn công và trú ngụ.

 Khi bị mắc viêm amidan mức độ nhẹ, hoặc người bệnh bị cảm, nhiễm lạnh,…. nếu bệnh nhân chủ quan không đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Do chẩn đoán và điều trị không kịp thời khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Hậu quả là bệnh tiến triển thành dạng viêm mạn tính.

Một nguyên nhân dẫn đến viêm amidan mạn tính là thói quen sử dụng thuốc bừa bãi của người bệnh. Bệnh nhân thường ít khi tuân theo lộ trình điều trị bằng thuốc.

– Các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường bởi khói, bụi, yếu tố thời tiết, gió lạnh,…. là những nhân tố có ảnh hưởng tới sức khỏe con người và hệ hô hấp nói riêng, trong đó có amidan. Các điều kiện bất lợi gây ra hậu quả suy giảm đề kháng của cơ thể. Và từ đó giúp vi khuẩn dễ dàng gây bệnh viêm amidan mãn tính hơn.

Triệu chứng viêm amidan mãn tính

– Bệnh viêm amidan mãn tính thường tái phát nhiều lần trong năm. Mỗi đợt mắc bệnh thường kéo dài hơn bình thường. Triệu chứng có thể xuất hiện từ vài tuần đến hơn tháng, ngay cả khi sử dụng thuốc điều trị.

– Hai bên của amidan sưng phồng lên, có thể chạm vào nhau.

– Bệnh nhân khó ngủ hoặc có hiện tượng ngáy to khi ngủ để có thể dễ thở hơn.

– Đau rát họng, ho kéo dài.

– Có nhiều mủ trắng ở vòm họng. Mủ có thể văng ra bên ngoài khi người bệnh ho hoặc nói chuyện.

– Cơ thể mệt mỏi, uể oải, sốt cao kéo dài.

– Khô họng, khó nuốt, khó nói chuyện.

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Empty

Ảnh minh họa

Cách phòng ngừa viêm amidan mãn tính

Để phòng ngừa bệnh chuyển từ cấp tính sang mãn tính, người bệnh nên thực hiện theo các gợi ý sau đây.

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý giúp sát khuẩn, loại bỏ và giảm thiểu vi khuẩn gây viêm amidan.

– Bởi bệnh viêm amidan có thể lây từ người này sang người khác. Do đó, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên tránh tiếp xúc gần gũi với những bệnh nhân mắc bệnh. Đặc biệt là trẻ em, vì hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa được hoàn thiện nên là đối tượng rất dễ bị vi khuẩn gây viêm amidan tấn công.

– Bên cạnh đó, các biện pháp vệ sinh cũng nên được sử dụng để giúp ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh nên rửa tay bằng xà phòng một cách thường xuyên. Và trong quá trình ho hoặc hắt hơi để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, người bệnh nên dùng khăn giấy che miệng lại.

Ngoài ra, không dùng chung thức ăn hoặc nước uống, bát đĩa chung với người mắc bệnh. Nhà cửa, phòng bếp, các bề mặt nghi ngờ nhiễm khuẩn cũng nên được vệ sinh sạch sẽ.

– Xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh và giúp chống lại bệnh tật.

– Nên cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Không nên làm việc quá sức gây stress, căng thẳng tâm lý khiến bệnh thêm trầm trọng.

 

Bạn cũng có thể thích