Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

(Xây dựng) – Cầu vượt dành cho người đi bộ được xây dựng nhằm giúp người đi bộ có thể sang đường một cách an toàn hơn, đồng thời đảm bảo cho các phương tiện di chuyển trên đường không bị cản trở. Tuy nhiên, một số cây cầu hiện nay lại đang được sử dụng không đúng mục đích ban đầu.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Tại khu vực cầu đi bộ nối tiếp giữa trường THCS Dịch Vọng và trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy) vào giờ cao điểm, tình trạng người đi bộ qua đường không sử dụng cầu vượt xảy ra hàng ngày. Theo ghi nhận của phóng viên, cứ chưa đầy 5 phút lại có một nhóm học sinh băng qua đường bất chấp xe cộ qua lại.

Hiện nay, tại Hà Nội ngày càng có nhiều cầu vượt được xây dựng, đặc biệt là tại các vị trí giao lộ, khu vực xung quanh bệnh viện, trường học và các điểm có mật độ giao thông đông đúc với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ trong việc di chuyển qua đường an toàn mà giao thông không bị ảnh hưởng. Đến nay, theo thống kê đã có khoảng 70 cầu bộ hành được xây dựng nhưng phần lớn người dân vẫn chưa có thói quen sử dụng cầu để qua đường.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Một số người dân bất chấp nguy hiểm băng qua dải phân cách sang đường trong khi cầu bộ hành chỉ cách đó vài chục mét. Tình trạng này cũng diễn ra thường xuyên tại đường Nguyễn Khánh Toàn – Cầu Giấy.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?
Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Cầu đi bộ trước cổng Bệnh viện Bạch Mai (Đống Đa) được người kinh doanh chiếm dụng để buôn bán gây ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của người đi bộ, mặc dù có biển cấm ngay dưới chân cầu, khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Một thực trạng đáng buồn khác là một số cầu vượt đi bộ bị xuống cấp, luôn trong tình trạng mất vệ sinh, nhếch nhác khiến người dân e sợ khi sử dụng.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Ban ngày là vậy nhưng từ chập tối đến khuya, cầu vượt lại được sử dụng “triệt để” khi có rất nhiều “nam thanh, nữ tú”, các bạn sinh viên tụ tập trên cầu với nhiều mục đích khác nhau. Bất chấp biển cấm “tụ tập ăn uống, bán hàng, vứt rác trên cầu”, nhiều bạn trẻ biến cầu vượt bộ hành trên đường Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy) thành nơi giải trí.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Đáng chú ý, nhiều người xem nơi đây thành địa điểm ăn uống, đàn hát, tất cả vô tư ngồi kín mặt cầu, gây mất trật tự ảnh hưởng đi lại của người dân.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Đây được xem là điểm hóng gió và ngắm thành phố về đêm quen thuộc của rất nhiều bạn trẻ và đôi khi còn rơi vào tình trạng “hết chỗ” để ngồi.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Thậm chí lối cầu thang đi lên xuống cũng bị chiếm dụng để ngồi buôn chuyện.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Cô Hồng – một người dân sống tại đường Hồ Tùng Mậu cho biết, tình trạng người dân thản nhiên băng qua đường thay vì sử dụng cầu bộ hành khá phổ biến. Nhiều người muốn qua đường đành chọn cách đi qua giải phân cách bất chấp có thể nguy hiểm bởi cầu vượt cho người đi bộ đã “hết chỗ để đi”.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Sự xuất hiện của quá đông các bạn trẻ khiến “những vị khách chân chính” của cây cầu có phần e dè khi có nhu cầu sang đường.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?
Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Sau những đêm tụ tập, sáng hôm sau trên cầu vượt ngập rác thải.

Trước thực trạng trên, thiết nghĩ ngoài tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành của chính người đi bộ, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có như vậy, cầu vượt bộ hành mới thực sự được sử dụng đúng mục đích, đúng công năng.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích