Vì sao doanh thu bất động sản của Viglacera lao dốc, lãi sau thuế 6 tháng giảm 46%?

Bất động sản lao dốc, lãi sau thuế 6 tháng giảm 46%

Dữ liệu báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất của Tổng công ty Viglacera – CTCP, mã chứng khoán VGC cho thấy, quý II/2023 doanh thu thuần giảm 8%, đạt hơn 3.927,8 tỷ đồng với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp giảm 7%, đạt hơn 1.218,9 tỷ đồng với cùng kỳ năm trước.

Trong quý II/2023, Viglacera ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính chỉ đạt 22 tỷ đồng và chi phí tài chính lên đến 92,7 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, Viglacera cũng chịu khoản lỗ 9 tỷ đồng trong công ty liên kết, liên doanh (cùng kỳ năm 2022 ghi nhận dương 21 tỷ đồng).

Mặt khác, dù đã tiết giảm được 5,7% chi phí bán hàng, đạt 225,9 tỷ đồng và giảm 40,1% chi phí quản lý doanh nghiệp, đạt 122,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, nhưng chừng đó vẫn không thể cứu vãn được lợi nhuận. Tính đến ngày 30/6/2023, Viglacera đã giảm 4,6% lãi trước thuế, đạt 803,9 tỷ đồng và giảm 9,4% lãi sau thuế, đạt 625,6 tỷ đồng.

4914_8
Tổng công ty Viglacera – CTCP.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, Viglacera ghi nhận 6.702 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 17% so với cùng kỳ. Nhìn vào cơ cấu doanh thu cho thấy, mảng bất động sản của Viglacera gần như “sụp đổ”, sụt giảm đến 94%, khi chỉ đạt 55,7 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2022 ghi nhận 898,3 tỷ đồng).

Nhìn vào các chỉ số báo báo tài chính, không chỉ riêng mảng bất động sản, các mảng chủ lực khác của Viglacera cũng trong tình trạng cùng nhau giảm như: Doanh thu sản phẩm kính, gương chỉ 964,5 tỷ đồng, giảm 36%; doanh thu sản phẩm sứ, sen vòi và phụ kiện 403,6 tỷ đồng, giảm 23%; doanh thu gạch ngói 622,5 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, doanh thu hợp đồng xây dựng đạt 7,7 tỷ đồng, giảm 90%. Ở chiều ngược lại, mảng cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng đạt 2.708 tỷ đồng (tăng 15%) và gạch ốp lát đạt 1.556 tỷ đồng (tăng 2,6%). Do doanh thu “sụt giảm”, lợi nhuận gộp 6 tháng của Viglacera cũng giảm 30%, đạt 1.885 tỷ đồng.

A1
Nguồn: BCTC quý II/2023 của Viglacera.

Trong kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 của Viglacera, điểm nổi bật, điểm nhấn vẫn là sự gia tăng của chi phí tài chính đạt 193 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Cộng với khoản lỗ gần 14 tỷ đồng trong công ty liên kết, kinh doanh đã khiến việc tiết giảm chi phí bán hàng giảm 11% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 35% không có nhiều ý nghĩa trong việc cải thiện lợi nhuận. Do vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Viglacera báo lãi trước thuế 1.025 tỷ đồng, giảm 41% và lãi sau thuế 777 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ.

Số liệu tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của Viglacera đạt 23.155 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,8% so với đầu năm 2023. Cơ cấu tài sản cho thấy, các khoản tương đương tiền đạt 2.392 tỷ đồng, tăng 18%. Đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 128,1 tỷ đồng; Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 26%, đạt 1.488 tỷ đồng. Kinh phí dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi giảm 14%, còn 276 tỷ đồng.

Nợ phải trả của Viglacera đạt 13.650 tỷ đồng, giảm 1,6% so với đầu năm. Điều đáng chú ý là số nợ phải trả của Viglacera đã chiếm tới 60%. So với số vốn chủ sở hữu hiện có của Viglacera là 9.504 tỷ đồng, nợ phải trả đang cao gấp 1,43 lần vốn chủ sở hữu.

Tuy nhiên, cơ cấu nợ phải trả có điểm đáng nói là nợ vay đạt 4.259 tỷ đồng, tăng 17%. Trong khi đó, khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn chỉ đạt 2.190 tỷ đồng, giảm 9%. Khoản doanh thu chưa thực hiện dài hạn cũng giảm còn 1.628 tỷ đồng (chủ yếu là doanh thu nhận trước của hoạt động cho thuê bất động sản ghi nhận doanh thu sau 12 tháng tới).

A2
Nguồn: BCTC quý II/2023 của Viglacera.

Viglacera có hơn 336 tỷ đồng nợ xấu, vì phụ thuộc dòng tiền đi vay để hoạt động

Xét về dòng tiền, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Viglacera dương 1.709 tỷ đồng. Do đó, Viglacera “mạnh tay” mua sắm tài sản lên đến 1.676 tỷ đồng. Song cũng vì thế, Viglacera tiếp tục cho thấy sự phụ thuộc vào dòng tiền đi vay để hoạt động với tiền thu từ đi vay đạt 3.805 tỷ đồng, tăng 32%; tiền trả nợ gốc vay đạt 3.158 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.

Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 1.684 tỷ đồng, tăng 57,9% (cùng kỳ năm 2022 âm 1.066 tỷ đồng). Dòng tiền hoạt động tài chính dương 348,2 tỷ đồng.

A3
Nguồn: BCTC hợp nhất của Viglacera.

Báo cáo tài chính qua các năm của Viglacera thể hiện, dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh không ổn định. Cụ thể, năm 2019 dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh của Viglacera đạt 3.794 tỷ đồng, đến năm 2020, dòng tiền này giảm 26,9% xuống còn 2.773 tỷ đồng. Sang năm 2021, Viglacera ghi nhận sự khởi sắc đạt 4.794 tỷ đồng dòng tiền kinh doanh và giảm mạnh xuống 2.474 tỷ đồng (giảm 1,93 lần, tương đương 48,3%) và dòng tiền kinh doanh dừng lại ở con số 1.709 tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2023. Còn dòng tiền hoạt động đầu tư và dòng tiền hoạt động tài chính luôn trong trạng thái âm nhiều tỷ qua các năm.

Tính đến 30/6/2023, Viglacera ghi nhận 4.522 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng 6,7% và tài sản dở dang dài hạn đạt 4.893 tỷ đồng, giảm 15%. Trong đó, tài sản dở dang dài hạn của Viglacera gồm các dự án: Khu Công nghiệp (KCN) Thuận Thành, thuộc tỉnh Bắc Ninh giai đoạn I là 1.133 tỷ đồng; Dự án KCN Yên Mỹ, thuộc tỉnh Hưng Yên là 955,6 tỷ đồng; KCN Phú Hà, thuộc tỉnh Phú Thọ giai đoạn I là 687 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái cao cấp Vân Hải, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh là 474 tỷ đồng; KCN Tiền Hải, thuộc tỉnh Thái Bình là 371 tỷ đồng…

Được biết, Viglacera có 336,3 tỷ đồng nợ xấu tại 8 công ty và các đối tượng, trong đó giá trị có thể thu hồi chỉ khoảng 59,8 tỷ đồng tính đến thời điểm ngày 30/6/2023.

Con nợ lớn nhất của Viglacera là UBND huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (tiền sử dụng đất, bồi thường và chi phí khác) hơn 33,6 tỷ đồng. Giá trị có thể thu hồi được xác định là 16,8 tỷ đồng; Công ty CP Giấy Tây Đô hơn 6,16 tỷ đồng, giá trị có thể thu hồi được xác định là 700 triệu đồng. Tiếp đến là Công ty CP Phát triển và Kinh doanh nhà Vĩnh Phúc hơn 6,2 tỷ đồng, Công ty TNHH TLG Thăng Long hơn 6,19 tỷ đồng, Công ty TNHH JUNA hơn 5,19 tỷ đồng và Công ty cổ phần Bá Hiến hơn 4,9 tỷ đồng. Với 4 công ty nêu trên, giá trị có thể thu hồi được BCTC xác định là 0 đồng.

Viglacera có 267,7 tỷ đồng nợ xấu tại các đối tượng khác với giá trị có thể thu hồi được xác định là 39,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Viglacera cũng đã trích lập hơn 276,4 tỷ đồng giá trị dự phòng cho số nợ xấu trên.

a4-  no xau viga
Nguồn: BCTC quý II/2023 tại Viglacera.

Tổng Công ty Viglacera, trước đây là Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, được thành lập ngày 20/11/1995. Tổng công ty đã thực hiện cổ phần hoá Nhà nước vào năm 2011. Ngày 2/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Tổng Công ty Viglacera thành Công ty cổ phần.

Trụ sở chính của Tổng Công ty Viglacera – CTCP tại Tầng 16 và 17 Toà nhà Viglacera, số 01 Đại lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội do ông Nguyễn Văn Tuấn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) và ông Nguyễn Anh Tuấn giữ chức Tổng Giám đốc.

Hiện tại, Công ty cổ phần Hạ tầng GELEX chiếm 50,21% vốn chủ sở hữu của Viglacera. Bộ Xây dựng chiếm 38,58% vốn sở hữu.

Viglacera là đơn vị đi đầu trong đầu tư và ứng dụng những công nghệ mới nhất vào sản xuất như công nghệ phủ men nano sứ vệ sinh 2009, sản phẩm thân thiện môi trường bê tông chưng áp năm 2010.

Năm 1998, công ty bắt đầu đầu tư và kinh doanh bất động sản, mở đầu là dự án Khu Công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, sau đó là đầu tư nhà ở và khu đô thị. Ngày 25/4/2014, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập, Viglacera chuyển đổi mô hình từ Công ty Trách nhiệm Hữu hạn sang Công ty cổ phần.

Kể từ đó đến nay, Viglacera chính thức phát triển song song hai lĩnh vực vật liệu xây dựng và bất động sản.

Còn nữa…

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích