Vì sao “Cúng bái quanh năm không bằng lễ Rằm tháng Giêng”?

Vì sao “Cúng bái quanh năm không bằng lễ Rằm tháng Giêng”?

Người xưa vẫn có câu “Cúng bái quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng?. Vậy vì sao Rằm tháng Giêng có ý nghĩa quan trọng như vậy?.

Người xưa vẫn có câu “Cúng bái quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng?. Vậy vì sao Rằm tháng Giêng có ý nghĩa quan trọng như vậy?.

TS Vũ Thế Khanh – Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho biết, năm Kỷ Hợi 2019 lễ Rằm tháng Giêng sẽ rơi vào thứ Ba ngày 19/2/2019. Rằm tháng Giêng có ý nghĩa quan trọng trong tâm thức của người Việt và được nhiều gia đình coi trọng vì đây là Rằm khởi đầu của năm sau khi Tết qua. Đồng thời, đây thuộc mùa xuân tượng trưng cho sự phát triển. Cũng như con người sau một năm khởi đầu mới thường chuẩn bị cho nhiều dự định, công việc. Chính vì vậy mà việc thờ cúng họ cũng rất quan tâm.

Sở dĩ mọi người thường nói “cúng bái quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” là để nhấn mạnh và nhắc nhở mọi người cần nhớ đến ngày lễ mặc dù trong năm vẫn còn nhiều ngày lễ quan trọng khác. Trong sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, GS Trần Ngọc Thêm viết không chỉ ngày đầu năm mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng. Theo quan niệm của người Việt, phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Bởi vậy trong những ngày đầu năm, đầu tháng, người dân Việt có tục cúng vái và kiêng kỵ rất được coi trọng.

Vì sao “Cúng bái quanh năm không bằng lễ Rằm tháng Giêng”?
Tuỳ từng gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng theo hoàn cảnh, thời gian. Ảnh: T.L

Rằm tháng Giêng – đó là ngày trăng tròn đầu tiên còn gọi là Tết Thượng Nguyên. Đây là một Tết nằm trong hệ thống Thượng – Trung – Hạ Nguyên. Tết Thượng Nguyên là Rằm tháng Giêng, Tết Trung Nguyên là Rằm tháng Bảy và Tết Hạ Nguyên là Rằm tháng Mười. Ba ngày Tết này mang các ý nghĩa khác nhau. Tết Thượng Nguyên là Tết hướng thiên cầu phúc an lành, Tết Trung Nguyên là địa quan xá tội, Tết Hạ Nguyên là thủy quan giải ách.

Cũng theo TS Vũ Thế Khanh, từ xưa trong tâm thức của người Việt Rằm tháng Giêng còn được coi là Tết muộn, có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán. Bởi dư âm những ngày Tết Nguyên đán vẫn còn khi nhiều gia đình vẫn tiếp tục ăn Tết, gói bánh chưng, chơi mai, đào nở muộn.

Với Phật giáo, Rằm tháng Giêng còn gọi là ngày Pháp Bảo. Ngày này liên quan đến Phật tích là kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết Kinh Giải thoát tại Thánh hội Tăng Già trong vườn Trúc Lâm. Bởi vậy nên nhiều nơi, vào Rằm tháng Giêng mọi người thường đến chùa sắm lễ thanh tịnh dâng cúng Phật, làm lễ phóng sinh tạo phúc. Tham gia làm nhiều việc công đức để cầu chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thiên Thần Thánh gia hộ cho cả gia đình một năm bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Trong ngày này, các chùa cũng lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu quốc thái dân, cầu chư Phật, chư Bồ Tát gia trì cho mọi người được một năm an lành, hạnh phúc…

H.Hà (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích