Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị – Bộ Quốc Phòng

  Hồ sơ của CCB Trương Công Ninh gửi đến tòa soạn 

 Trong đơn CCB Trương Công Ninh có viết: “tôi viết đơn này gửi tới Quý cơ quan, mong Quý cơ quan giúp đỡ tôi một việc như sau:

  1. Quá trình công tác

Từ ngày/tháng/ năm đến ngày/ tháng/ năm

Cấp bậc chức vụ, nơi công tác

5/1970 – 6/1972

chiến sĩ học viên hạ sĩ quan Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình.

 

7/1972 –  8/1975

A phó, A trưởng, B phó C20 Trinh sát Sư đoàn 2 Quân khu 5.

 

 9/1975 – 9/1979

học viên trường sĩ quan lục quân I

3/1979 – T4/1980

Đại đội phó chiến đấu tại mặt trận Hoàng Su Phì – Hà Giang.

 

T5/1980 – T9/1982

Thiếu úy, Trung úy giáo viên Trường Sĩ quan lục quân I.

T9/1982 – T9/1988

Thượng úy, Đại Úy Giáo viên, C trưởng, trợ lí tham mưu trường Đại học ngoại ngữ quân sự

 

T9/1988 – T4/1992

Được cử đi Lao động hợp tác quốc tế tai  CHDC Đức

1/4/1992 đến nay

Xuất ngũ về địa phương.

  1. Những văn bản nhận được từ các cơ quan quản lý Nhà nước

+ Ngày 26/11/1993, Trưởng Ban Quản lý Lao động – Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB. Đức Đỗ Xuân Lăng đã ký Giấy Xác nhận về nghĩa vụ đóng góp tiền xây dựng Tổ quốc số 7390/QLLĐ với nội dung: “Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại CHLB. Đức xác nhận: Anh Trương Công Ninh sinh ngày 25/2/1954)/ Địa chỉ thường trú trong nước: Thái Bình/ Sang Đức làm việc theo Hiệp định hợp tác lao động từ ngày 6 tháng 9 năm 1988 đến ngày 31 tháng 1 năm 1992/ Nơi làm việc: Textilma Gardelegen /1. Đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp tiền 12% xây dựng Tổ quốc theo đúng chế độ quy định, thời gian từ tháng 9/1988 đến tháng 1/2992…”. 

+ Ngày 8/7/1995, Trưởng phòng DS và QLLĐ Mai Viết Khải T/L Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài đã ký văn bản số 187/CS-QLLĐNN gửi Bộ Quốc phòng với nội dung sau: “Cục Quản lý lao động với nước ngoài kính chuyển Quý cơ quan Anh Trương Công Ninh/ Sinh ngày 25 tháng 2 năm 1954 / Đi Lao động ở CHLB Đức / Từ ngày: 6-9-1988 Đến ngày 31-1-1992 / Về nước với lý do: Về phép xin ở lại / Đề nghị Quý cơ quan tiếp nhận và giải quyết chính sách, chế độ theo quy định hiện hành.”

+ Ngày 29/9/1995, Thiếu tướng Trần Đức Long – Phó Cục trưởng Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị Bộ Quốc Phòng KT. Cục trưởng đã ký ban hành Quyết định số 171-HTP (sau đây gọi tắt là QĐ 171).

QĐ 171 có 2 trang. Tại trang 1, Cục trưởng có ghi “thời gian được tỉnh tuổi quân là: 18 năm 4 tháng/ Đồng chí: Ninh được xuất ngũ về: Nơi cư trú kể từ ngày 01 tháng 4 năm 1992”. Song tại trang 2 QĐ 171 mục “Tóm tắt quá trình công tác”, ngoài việc liệt kê quá trình công tác từ ngày nhập ngũ (5/70) đến ngày nhận quyết định đi hợp tác lao động nước ngoài (8/88) là 18 năm 4 tháng; và còn ghi tiếp từ 9/88 – 1/92: Đi hợp tác lao động CHDC Đức. Nhưng Thiếu tướng Trần Đức Long, người ký QĐ 171 lại “quên” cộng 2 khoản thời gian trên lại với nhau. Chính vì thế mà thời gian công tác của tôi chỉ còn có 18 năm 4 tháng.

Song, tại đoạn cuối Văn bản số 02/CB-CS “V/v trả lời đơn thư đề nghị giải quyết chế độ hưu trí” ngày 06/01/2021 do Thiếu tướng Vũ Công Hòa, Phó Cục trưởng KT. Cục trưởng Cục Cán bộ có ghi: “Như vậy, thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội của đồng chí là 21 năm 9 tháng, trong đó có 18 năm 04 tháng được tính tuổi quân; thời gian đi lao động hợp tác là 03 năm 05 tháng (không phải là thời gian công tác trong quân đội). Tuy nhiên, do đồng chí đã thanh toán chế độ xuất ngũ trong quân đội, nên thời gian đóng và hưởng chế độ BHXH của đồng chí hiện nay chỏ còn 03 năm 5 tháng…”. Và tại cuối trang 1 đầu trang 2, Văn bản số 52/CB-CS “V/v trả lời đơn thư đề nghị giải quyết chế độ hưu trí” ngày 14/3/2021 cũng do Thiếu tướng Vũ Công Hòa ký có đoạn  ghi: “Thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội của đồng chí là 21 năm 9 tháng, trong đó có 18 năm 04 tháng được tính tuổi quân (phần quân đội đã thanh toán). Thời gian đồng chí xuất ngũ đi lao động hợp tác tại CHDC Đức (cũ) từ tháng 9/1988 đến tháng 01/1992 (03 năm 5 tháng), do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quản lý về mọi mặt…”.

Với việc trả lời đơn như trên, tôi thấy hình như Cục Cán bộ không đọc những văn bản như “Giấy xác nhận về nghĩa vụ đóng góp tiền xây dựng Tổ quốc” và “Thông báo chuyển trả số 187” (như tôi đã trích dẫn ở phần trên). Chỉ với 2 tài liệu này cũng chứng tỏ tôi thuộc diện lao động hợp tác quốc tế về nước mới có quyết định xuất ngũ chứ không phải là nhận quyết định xuất ngũ rồi mới đi lao động hợp tác quốc tế.

Thế vậy mà tại cuối trang 2 Văn bản số 52/CB-CS Thiếu tướng Hòa lại viết: “Đây là lần cuối cùng, Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị trả lời để đồng chí được biết, nếu có nội dung nào chưa rõ, mời đồng chí đến Phòng Tiếp công dân/BQP (địa chỉ: km số 11, Quốc lộ 32, Phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà nội) để được trao đổi, giải thích.”.

Thực hiện theo sự chỉ dẫn của Thiếu tướng Vũ Công Hòa, tôi đã đến đến Phòng Tiếp công dân/BQP đăng ký làm việc. Ở đây, tôi đã được cán bộ tiếp dân của BQP trả lời vòng vo thậm chí rất vô cảm. Không nản chí, sau đó, tôi tiếp tục gửi đơn về phòng chính sách Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị kêu cứu mong các cán bộ của Phòng chính sách Cục cán bộ động lòng xem xét giải quyết đúng chế độ chính sách cho tôi nhưng họ không làm.

 Trong khi đó, vào thời điểm trước khi Cục Cán bộ ký QĐ 171, thì Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng ký ban hành Công văn số 1943/LĐTBXH ngày 20/8/1990 về việc chế độ BHXH đối với người đi hợp tác lao động về nước.

Công văn số 1943/LĐTBXH có quy định: “Thời gian làm việc ở nước ngoài của người đi hợp tác lao động được tính là thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội”. Và còn quy định: “Những người đi hợp tác lao động là quân nhân (kế cả công nhân viên quốc phòng) thì thủ tục hồ sơ về bảo hiểm xã hội do Bộ Quốc phòng lập và giải quyết mọi chế độ trước khi chuyển về địa phương nơi người đó cư trú để đăng ký quản lý và thực hiện chế độ theo quy định hiện hành”. Nếu Cục Cán bộ thực hiện đúng như tinh thần nội dung Công văn số 1943/LĐTBXH thì thời gian đóng bảo hiểm của tôi là 21 năm 9 tháng. Như vậy tôi nghiễm nhiên được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 11/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ.

Chính vì việc áp dụng chưa hết các văn bản hướng dẫn của các bộ ngành có liên quan tới cách tính thời gian đóng bảo hiểm của sĩ quan quân đội mà Cục cán bộ đã tính thiếu 3 năm 5 tháng (thời gian đi hợp tác lao động ở Đức) của tôi nên tôi mới dơi vào cảnh: Từ một sĩ quan quân đội đủ tiêu chuẩn hưởng chế độ hưu phải nhận quyết định về xuất ngũ.

Thật đau buồn khi 18 tuổi tôi đã đi chiến đấu suốt 2 năm 9 tháng (tháng 7 /1972 đến tháng 4/1975 tại chiến trường khu năm và trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh). Khi tôi nhận quyết định xuất ngũ là 38 tuổi. Nay tôi đã bước sang tuổi 71 mà kêu cứu những đồng đội của mình, mong họ thực hiện đúng chính sách của Đảng và Chính phủ không để gây thiệt hại cho bản thân tôi nhưng vẫn không được.”.”.

Sau khi nghiên cứu đơn, hồ sơ, ngày 19/8/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập có Công văn số 50/2024/CV-ĐTHN chuyển đơn (kèm theo hồ sơ) của CCB Trương Công Ninh đến Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị – Bộ Quốc Phòng để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Ngày 17/9/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Văn bản số 2710/CB-CS của Cục Cán bộ – Tổng cục Chính trị do Thiếu tướng Vũ Công Hòa, Phó Cục trưởng KT. Cục trưởng.

                                                 Văn bản số 2710/CB-CS  của Cục Cán bộ – Tổng cục Chính trị

 Văn bản số 2710/CB-CS có nội dung như sau: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị về việc giao Cục Cán bộ nghiên cứu trả lời đơn và thông báo kết quả đến Tạp chí điện tử Hoà nhập, Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam việc đồng chí Trương Công Ninh, trú  tại số nhà 18, đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, đề nghị hướng dẫn thủ tục xác định thời điểm tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho quân nhân xuất ngũ, phục viên để hưởng chế độ hưu trí. Sau khi nghiên cứu, Cục Cán bộ/ Tổng cục Chính trị có ý kiến như sau:

 Đồng chí Trương Công Ninh nhiều lần gửi đơn đến Cục Cán bộ đề nghị được giải quyết chế độ hưu trí và đã được xem xét trả lời (lần 1 đơn đề ngày 15/6/2020, lần 2 đơn đề ngày 10/12/2020, lần 3 đơn đề ngày 17/3/2021; Cục Cán bộ có các Văn bản số 93/CB-CS ngày 24/6/2020, số 02/CB-CS ngày 06/01/2021, số 52/CB-CS ngày 24/3/2021 trả lời). Việc giải quyết các chế độ chính sách tại thời điểm tháng 9/1995 đối với đồng chí Trương Công Ninh là đúng theo quy định hiện hành.

Ngày 23/7/2024, đồng chí Trương Công Ninh có đơn gửi đến Tạp chí điện tử Hoà nhập, nội dung không có gì mới so với các đơn đã gửi Cục Cán bộ. Cơ quan trân trọng thông báo kết quả giải quyết đơn và sao gửi các văn bản đã trả lời đồng chí Trương Công Ninh để Tạp chí điện tử Hoà nhập nghiên cứu trả lời bạn đọc (có văn bản kèm theo). ”.

                                                  

Văn bản số 93/CB-CS của Cục Cán bộ – Tổng cục Chính trị

 

Văn bản số 02/CB-CS của Cục Cán bộ – Tổng cục Chính trị

Tạp chí điện tử Hòa nhập cảm ơn đồng chí Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Lãnh đạo Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị đã kịp thời đồng hành cùng Tạp chí thụ lý hồ sơ, thông báo sớm để Tạp chí có điều kiện trả lời bạn đọc./.

Nguồn: hoanhap.vn

Bạn cũng có thể thích