Vai trò của QC Tools và MP Tools đối với doanh nghiệp chế biến thực phẩm

7 công cụ kiểm soát chất lượng (QC Tools)

7 công cụ kiểm soát chất lượng được biết đến là “7 công cụ giải quyết vấn đề” hay “7 công cụ cải tiến”. 7 công công cụ này có thể tách rời hoặc liên kết với những công cụ khác nhằm giải quyết mọi vấn đề liên quan đến năng suất.

Khi áp dụng 7 công cụ kiểm soát chất lượng đối với doanh nghiệp chế biến thực phẩm các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, các doanh nghiệp cần lưu thực hiện riêng biệt theo từng bước và từng hạng mục khi áp dụng.

Thứ nhất phiếu kiểm tra (thu thập dữ liệu): Với mục đích nhằm làm thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu để việc ra quyết định hoặc thực hiện các hành động được trở nên dễ dàng hơn.

Thứ hai phân tầng: Đây là bước nhằm tách các nhóm dữ liệu (ví dụ như theo ca, theo máy móc, theo dòng sản phẩm …) có thể bị lẫn vào nhau để có được bức tranh tổng thể, rõ ràng hơn về tình hình dữ liệu.

Thứ ba Histogram: Bước này nhằm nhóm các dữ liệu số trong biểu đồ thanh/cột khi doanh nghiệp xử lý dữ liệu để hiểu hơn và làm rõ sự phân bố cũng như sự đa dạng của dữ liệu.

Thứ tư biểu đồ Pareto: Nhằm xác định những hạng mục “số ít trọng yếu” so với “số nhiều hữu dụng” để giải quyết những hạng mục được nhận diện là số ít trọng yếu.

Thứ năm biểu đồ nguyên nhân và tác động: Cũng được biết đến là “biểu đồ xương cá” vì nó giống với xương con cá , hoặc “biểu đồ Ishikawa” bởi được phát triển bởi Giáo sư Kaoru Ishikawa (1915 – 1989) để xác định nguyên nhân của vấn đề (tác động).

Thứ sáu, biểu đồ phân tán: Nhằm hiểu được sự tương quan giữa hai bộ tham số khác nhau để hiểu được mối quan hệ giữa chúng và thực hiện hành động theo bất kì tham số nào của chúng một cách tương ứng.

Thứ bảy đồ thị và biểu đồ kiểm soát: Là các đồ thị đường thẳng với những dải dữ liệu liên tiếp trên đó, cộng với các “giới hạn kiểm soát” để đoán trước kết quả hoạt động tương lai của quá trình đồng thời thực hiện những hành động phòng ngừa trước.

QC Tools và MP Tools mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp chế biến thực phẩm

7 công cụ quản lý và lập kế hoạch (MP Tools)

7 công cụ quản lý và lập kế hoạch (MP Tools) cũng được biết đến là “7 công cụ cải tiến” so với “7 công cụ QC”. Chúng cũng có thể được sử dụng đơn lẻ hay kết hợp với một công cụ khác để hiểu, quản lý hoặc lập kế hoạch cho một sự án nâng cao năng suất chất lượng ở các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.

Vào năm 1976, Liên hiệp những nhà Khoa học và Kỹ sư Nhật Bản (JUSE) nhận thấy họ cần những công cụ để thúc đẩy sự cải tiến, trao đổi thông tin và lên kế hoạch thành công các dự án chính; và họ đã phát triển 7 công cụ quản lý và lập kế hoạch. Không phải tất cả công cụ trong 7 công cụ quản lý và lập kế hoạch đều mới. Tuy nhiên, việc tổng hợp và cải tiến chúng là mới.

7 công cụ quản lý và lập kế hoạch được liệt kê theo thứ tự từ phân tích ký tự tới kế hoạch chi tiết như sau:

Một là biểu đồ tương đồng: Sắp xếp một lượng lớn những ý tưởng vào những mối quan hệ tự nhiên của chúng.

Hai là biểu đồ quan hệ: Cũng được biết đến là biểu đồ quan hệ tương giao, thể hện mối quan hệ nhân quả, đồng thời giúp phân tích sự liên kết tự nhiên giữa các khía cạnh khác nhau của một tình trạng phức tạp.

Ba là biểu đồ cây: Chia nhỏ các đề mục rộng thành những mức độ chi tiết hơn và tôt hơn, giúp chuyển đổ tư duy từng bước từ tổng quát sang cụ thể.

Bốn là biểu đồ ma trận: Thể hiện mối quan hệ giữa hai, ba hoặc bốn nhóm thông tin và có thể đưa ra thông tin về mối quan hệ như khả năng, vai trò của các nhân hoặc các phép đo.

Năm là phân tích dữ liệu ma trận: Một kĩ thuật toán học phức tạp để phân tích ma trận thường được thay thế trong danh mục này bởi “Các ma trận ưu tiên” tương tự. Một trong những công cụ ra quyết định khắt khe, cẩn thận và tốn thời gian nhất. Đây là một công cụ hữu dụng trong việc quyết định cần phải làm gì sau khi đã xác định được các hành động chủ chốt, các chuẩn cứ, hoặc các định tính quan trọng đối với chất lượng (CTQ), nhưng tầm quan trọng tương đối của chúng còn chưa biết đến với sự không chắc chắn.

Sáu là biểu đồ chương trình quyết định quá trình (PDPC): Xác định một cách hệ thống những sai lệch có thể xảy ra trong kế hoạch đang được phát triển.

Cuối cùng biểu đồ mũi tên: Cũng được biết đến là “Biểu đồ mạng lưới hoạt động”; thể hiện thứ tự các nhiệm vụ được yêu cầu trong dự án hỗ trợ doanh nghiệp chế biến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc quá trình, lịch trình tốt nhất đối với toàn bộ dự án, và việc lập lịch trình và các vấn đề nguồn lực tiềm năng cũng như những giải pháp.

Nam Dương

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích