Vắc xin Pfizer mang đến hiệu quả cao bất ngờ theo nghiên cứu mới
Vắc xin Pfizer mang đến hiệu quả cao bất ngờ theo nghiên cứu mới
Vắc xin Pfizer ngăn ngừa nhập viện và tử vong cao ở mức 90% trong ít nhất 6 tháng, ngay cả với người nhiễm biến chủng Delta.
Dữ liệu được xuất bản trên tạp chí y khoa Lancet trước đó đã được công bố vào tháng 8 trước khi đánh giá đồng cấp.
Nghiên cứu mới cho thấy hiệu quả của vắc xin Pfizer chống lại việc nhiễm tất cả biến chủng SARS-CoV-2 đã giảm từ 88% sau khi được tiêm hai liều xuống còn 47% sau 6 tháng. Song vắc xin Pfizer vẫn ngăn ngừa nhập viện và tử vong cao ở mức 90% trong ít nhất 6 tháng, ngay cả với người nhiễm biến chủng Delta.
Các nghiên cứu cho biết sự sụt giảm này là do hiệu quả của vắc xin kém đi chứ không phải do các biến chủng dễ lây lan hơn.
Các nhà nghiên cứu từ công ty dược phẩm Pfizer và tập đoàn chăm sóc sức khoẻ Kaiser Permannente (Mỹ) đã nghiên cứu hồ sơ sức khoẻ điện tử của khoảng 3,4 triệu người là thành viên của Kaiser Permannente Nam California từ tháng 12.2020 khi vắc xin này lần đầu tiên được triển khai và tháng 8.2021.
Luis Jadar, Phó chủ tịch cấp cao kiêm giám đốc y tế của vắc xin Pfizer, cho biết: “Phân tích cụ thể về biến chủng của chúng tôi cho thấy rõ ràng rằng vắc xin Pfizer có hiệu quả chống lại tất cả các biến chủng đang được quan tâm bao gồm cả Delta”.
Một hạn chế tiềm ẩn của nghiên cứu là thiếu dữ liệu về việc tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch trong quần thể nghiên cứu, điều này có thể ảnh hưởng đến tần suất xét nghiệm và khả năng tiếp xúc với vi rút.
Hiệu quả của vắc xin Pfizer trong việc chống lại biến chủng Delta là 93% sau tháng đầu tiên, giảm xuống 53% sau 4 tháng. Đối với các biến chủng khác của vi rút SARS-CoV-2, hiệu quả giảm từ 97% xuống 67%.
“Đối với chúng tôi, điều đó cho thấy Delta không phải là một biến chủng có thể hoàn toàn né được vắc xin. Nếu không đúng vậy, có lẽ chúng ta sẽ không thấy được khả năng bảo vệ sau khi tiêm chủng bởi vì tiêm chủng sẽ không hiệu quả trong trường hợp đó”, Sara Tartof, trưởng nhóm nghiên cứu của Kaiser Permannente, cho biết.
Các tác giả nghiên cứu cảnh báo rằng việc thử nghiệm các biến chủng có nhiều khả năng thất bại hơn ở những người đã được tiêm chủng, điều này có thể dẫn đến việc đánh giá quá cao hiệu quả của từng biến chủng cụ thể trong nghiên cứu.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (CDC) đã cho phép sử dụng tiêm mũi vắc xin tăng cường của vắc xin Pfizer cho người lớn tuổi và một số người có nguy cơ mắc bệnh cao. Các nhà khoa học đã kêu gọi thêm dữ liệu về việc liệu tiêm mũi vắc xin tăng cường có nên được triển khai rộng rãi ở tất cả mọi người hay không./.
PV (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị