Ứng dụng công nghệ MET xử lý nước thải cà phê
Ứng dụng công nghệ MET xử lý nước thải cà phê
Quy trình công nghệ MET xử lý nước thải cà phê chính xác đem lại hiệu quả tối ưu nhất là gì? Tham khảo ngay quy trình chuẩn sau.
Nhắc đến Việt Nam ta nghĩ ngay đến những ruộng cà phê xanh bạt ngàn, ly cà phê nóng hổi hay tách cà phê sữa trước giờ làm… Việt Nam nằm trong top các quốc gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu thị trường, mối lo lắng của doanh nghiệp sản xuất cà phê hiện nay là hệ thống xử lý nước thải cà phê hiệu quả, an toàn, chi phí hợp lý.
Tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cà phê
Để bảo vệ môi trường và điều kiện sống của người dân xung quanh khu vực nhà máy xí nghiệp sản xuất thì xử lý nước thải cà phê là công việc cần thiết và bắt buộc đối với doanh nghiệp. Đây cũng là việc làm giúp bảo vệ môi trường sống không bị ảnh hưởng tiêu cực từ nước thải. Xử lý nước thải góp phần giảm thiểu ô nhiễm nước mặt, nước ngầm hay nguồn nước sinh hoạt hằng ngày.
Xử lý nước thải cà phê đòi hỏi một hệ thống xử lý có thể loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại trong nước thải trước khi ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó, hệ thống phải đảm bảo nước sau khi được thải ra phải đạt tiêu chuẩn của bộ Y Tế.
Đặc điểm nước thải chế biến cà phê
- Lưu lượng của nước thải chế biến cà phê tương đối lớn. Mức độ ổn định dựa vào năng suất và quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Chứa các hợp chất hữu cơ thường ít độc có nguồn gốc từ thực vật. Chủ yếu là lignin, cacbonhydrat…
- Các thông số ô nhiễm đặc trưng như hàm lượng BOD5, COD, TSS gấp 10 – 20 lần quy định.
- Quá trình sản xuất cà phê có khá nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều phát sinh các loại nước thải.
Thành phần của nước thải chế biến cà phê
- Đường: do nhớt hoặc phần ngoài của quả cà phê gây ra. Trong quá trình lên men, đường bị phân huỷ thành rượu và CO2.
- Nhớt: là chất nhầy bao quanh hạt cà phê, chứa protein, đường và pectin. Phần nhở rất khó bị phân huỷ và thường kết tủa thành lớp đen trên bề mặt. Đây chính là nguyên nhân khiến đường ống bị tắc nghẽn. Đồng thời, chúng làm giảm lượng oxy trong nước.
- Các chất hữu cơ: Có nguồn gốc từ vỏ và thịt cà phê. Chúng chứa hàm lượng BOD rất cao. Làm cho nước thải cà phê bị bốc mùi khó chịu.
- Hương liệu tự nhiên: Tạo màu cho cà phê. Làm cho nước thải cà phê có màu xanh đậm hoặc đen. Ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý và cảnh quan môi trường.
Ứng dụng công nghệ MET xử lý nước thải cà phê
Sử dụng công nghệ MET có thể xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải công nghiệp, nước nguồn, nước bị nhiễm độc… Đặc biệt, công nghệ MET xử lý nước thải cà phê được rất nhiều cho doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực này.
Quy trình xử lý nước thải cà phê theo phương pháp cơ học của công nghệ MET:
Bước 1: Nguồn nước cần xử lý được dưa vào trong hệ thống theo đường ống cấp nước. Van sẽ tự động khoá lại đến khi lượng nước cần xử lý đủ. Tại đây, nước sẽ bị chia cắt bởi các guồng quay. Do có lực áp suất sinh ra làm cho nguồn nước đẩy vào các guồng quay khác nhau và bị chia nhỏ.
Bước 2: Sử dụng lực xuyên tâm làm các phân tử nước dao động tự do trong hệ thống. Lúc này, chất rắn và chất khí sẽ được tách ra và cho ra ngoài theo 2 đường khác nhau.
Bước 3: Các chất khi sẽ bị đẩy ra theo đường thoát khí. Chất rắn và phần nước chưa được xử lý được đẩy lên bề mặt cát. Sau đó, đối với nguồn nước chưa được xử lý bị hút ngược lại hệ thống. Bạn cần quay lại bước đầu xử lý.
Bước 4: Các phân tử nước cần được xử lý sẽ tiếp tục đi vào xử lý lần 2. Ở đây sẽ có vôi và muối để khử các chất độc hại còn lại.
Bước 5: Sau khi xử lý, nước sẽ được áp suất đẩy ra. Cùng với đó, oxy sẽ được hút vào hệ thống để kết hợp với phân tử nước đi ra ngoài.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị