‘Tuổi 50 sợ ung thư, tuổi 60 sợ tim mạch: Đây là những thói quen sống ngừa bệnh ung thư, tim mạch

‘Tuổi 50 sợ ung thư, tuổi 60 sợ tim mạch: Đây là những thói quen sống ngừa bệnh ung thư, tim mạch

MTĐT –  Chủ nhật, 05/09/2021 11:45 (GMT+7)

Khi tuổi lớn dần, bộ máy cơ thể chúng ta ngày càng suy yếu. Vì thế, chúng ta cần hết sức lưu ý và có biện pháp phòng tránh một số bệnh như ung thư, tim mạch… thường xuyên xảy ra ở một độ tuổi nhất định trong cuộc đời.

Độ tuổi 30-50

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh dạ dày ở con người vô cùng cao và ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến thói quen sinh hoạt không tốt, thói quen sinh hoạt kém có thể phá vỡ chức năng của đường tiêu hóa và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột khác.

Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ dạ dày và đường ruột, sắp xếp ba bữa ăn trong ngày hợp lý theo nguyên tắc: Ăn no vào buổi sáng và buổi trưa, ăn ít vào buổi tối, tránh xa đồ chiên, nướng, đồ chua cay, bỏ thuốc lá và rượu, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm tươi, tăng cường ăn rau và trái cây, duy trì thói quen tập thể dục vừa phải.

Tuổi 50 sợ ung thư, tuổi 60 sợ tim mạch: Mỗi nhịp sống một nguy cơ nhưng nếu thực hiện tốt những thói quen lành mạnh, bạn có thể vượt qua tất cả để đắc thọ - Ảnh 1.
Tuổi 30-50 là độ tuổi dễ mắc các bệnh dạ dày nhất

Độ tuổi 40-60

Sau tuổi 40, sụn khớp dễ bị thoái hoá và trở thành nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau khớp gối. Chúng ta hãy khôn khéo lựa chọn những bộ môn thể thao vừa sức, như: đi bơi và đi bộ. Không leo núi, cầu thang trong thời gian dài để tránh cột sống và xương khớp bị mài mòn quá mức. Và hơn hết, ta cần bổ sung canxi hợp lý, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vừa phải và kiểm tra mật độ xương cho người trên 40 tuổi.

Độ tuổi 50-70

Tuổi 50 là độ tuổi có tỷ lệ mắc các khối u cao, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến sự suy giảm nồng độ hormone trong cơ thể. Khi lượng hormone giảm xuống sẽ làm giảm chức năng miễn dịch và giảm khả năng kiểm soát của các tế bào đột biến và gen khối u. Nói cách khác, sự cảnh giác của cơ thể đối với các tế bào khối u đã bắt đầu suy giảm.

Sau 35 tuổi, chúng ta nên tầm soát ung thư mỗi năm một lần, nhất là đối với những người có tiền sử gia đình mắc ung thư. Phụ nữ nên tập trung vào tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng, còn nam giới nên tập trung vào việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi.

Tuổi 50 sợ ung thư, tuổi 60 sợ tim mạch: Mỗi nhịp sống một nguy cơ nhưng nếu thực hiện tốt những thói quen lành mạnh, bạn có thể vượt qua tất cả để đắc thọ - Ảnh 2.
Đàn ông trên 35 cần chú ý hơn về ung thư phổi

Độ tuổi 50-80

Sau khi bước qua tuổi 50, mạch máu sẽ từ từ cứng lại, thành mạch bị xơ vữa, nếu không chú ý đến chế độ ăn uống sẽ gây tắc nghẽn mạch máu và sinh ra các bệnh tim mạch. Điều mỗi người cần làm là điều chỉnh khẩu phần ăn và áp dụng nguyên tắc: Ít chất béo, ít muối và ít đường. So với việc hút một bao thuốc một ngày, thì việc xây dựng thói quen tập thể dục và ăn uống điều độ sẽ đem lại lợi ích to lớn hơn.

Khi người trên 50 tuổi bị tức ngực không rõ nguyên nhân, hay gặp các tình trạng như: khó thở, suy nhược toàn thân, thể lực suy giảm đột ngột, đau tức ngực thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt, không được chậm trễ việc điều trị.

Độ tuổi 75-90

Sau 65 tuổi, nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer cao hơn đáng kể, đặc biệt là những người từ 70 đến 80 tuổi. Hút thuốc và uống rượu quá nhiều, bệnh tim, tiểu đường và huyết áp cao đều gây ra nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.

Não bộ thực tế cũng cần được rèn luyện như cơ bắp, vì vậy người trung niên và cao tuổi nên chăm thực hiện các bài tập trí tuệ, chẳng hạn như: giải câu đố thành ngữ, đố chữ, hoặc đọc báo ngược. Các bạn lớn tuổi nên tìm hiểu thêm những điều mới, giao lưu, trò chuyện với những người khác và ra ngoài hít khí trời nhiều hơn.

tm-img-alt
Alzheimer là bệnh giảm sút trí nhớ ở người cao tuổi

Mỗi chúng ta đều nên nắm vững một số kiến ​​thức chăm sóc sức khỏe nhất định, để có thể giảm thiểu nguy cơ bệnh tật và đạt được mục đích kéo dài tuổi thọ. Đặc biệt, người trung niên và người cao tuổi nên quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể một cách cân đối, tránh những thói quen xấu.

Nên ăn uống kiêng khem, không ăn quá no để tránh làm tăng sức nặng cho lá lách và dạ dày. Bữa tối nên ăn ít và nhạt, khuyến nghị nên hấp thụ nhiều loại cháo hoặc rau củ, tránh xa đồ ăn lạnh, đồ uống lạnh.

Giữ thái độ lạc quan, đừng quá chú ý đến thành công hay thất bại, cũng như đừng làm việc quá sức. Nếu thể lực cho phép, hãy tham gia các hoạt động ngoài trời, chẳng hạn như thái cực quyền, thể dục dụng cụ, đi bộ,… để tăng tốc độ lưu thông máu khắp cơ thể và giúp xương chắc khỏe hơn. Khi cơ thể có biểu hiện khó chịu rõ rệt cần đến bệnh viện khám, không được phép trì hoãn.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích