Trình Quốc hội xem xét Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
Trình Quốc hội xem xét Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
Chính phủ vừa trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Ngày 26 tháng 9 năm 2022, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Tờ trình số 347/TTr-CP báo cáo Quốc hội về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các thủ tục, thời hạn quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời, được chỉnh lý, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trước đó, ngày 08 tháng 6 năm 2022, Bộ Công Thương đã có Tờ trình số 3203/TTr-BCT báo cáo Chính phủ về Dự án Luật. Dự án Luật đã được các Thành viên Chính phủ nhất trí về nội dung.
Ngày 01 tháng 8 năm 2022, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Tờ trình số 257/TTr-CP báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Ngày 15 tháng 8 năm 2022, tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị Dự án Luật của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Đồng thời, để hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm tra và ý kiến tham gia của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bộ Công Thương cho biết, Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã rà soát, hoàn thiện, bổ sung nhiều nội dung quy định mới, nhằm đáp ứng những yêu cầu mới phát sinh trong thực tiễn,
Trong đó, có một số nội dung nổi bật hiện đang thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều chủ thể, bao gồm: Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; bổ sung quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương; hoàn thiện quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bổ sung quy định về một số giao dịch đặc thù…
Mai Châu (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị