Trầm cảm ở người cao tuổi: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Trầm cảm ở người cao tuổi: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Trầm cảm ở người cao tuổi ngày càng trở nên phổ biến. Nếu không có biện pháp xử trí kịp thời, bệnh trầm cảm ở người già có thể diễn tiến thành Alzheimer và các hình thức khác của chứng mất trí.
Bệnh trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm (Depression) hay còn được gọi là một rối loạn về cảm xúc, có đặc điểm chung là mang đến những cảm giác buồn bã, mất hứng thú kéo dài dẫn đến có ý định gây ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân hoặc người thân.
Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi rất phổ biến và cần được phát hiện điều trị kịp thời (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân trầm cảm ở người cao tuổi
Trầm cảm không chỉ phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ mà còn gặp nhiều ở người lớn tuổi. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ bị trầm cảm nhiều hơn nam giới gấp hai lần. Nguy cơ mắc trầm cảm cũng tăng với các bệnh lý thần kinh, tim mạch kèm theo như đột quỵ, Parkinson…
Đối với người vừa về hưu, có nhiều thay đổi gây ảnh hưởng, thậm chí đảo lộn cuộc sống của họ như:
Đây chính là thay đổi, thậm chí là cú sốc lớn nhất khi bước vào giai đoạn nghỉ hưu, đặc biệt là đối với một người lao động chuyên cần, dành nhiều tâm huyết cho công việc. Khi đó, cơ thể và lối sống chưa kịp làm quen với việc được nghỉ ngơi toàn thời gian. Cảm giác nhớ công việc, nhớ các mối quan hệ công sở khiến cho người lớn tuổi không thoải mái, thậm chí có phần bức bối, dễ nóng giận vì mỗi ngày đều nhàn rỗi.
Một số trường hợp về hưu trở lại làm việc vì nhiều lý do: Không cảm thấy thoải mái, cảm thấy vô dụng, cô đơn…
Bước vào tuổi hưu đồng nghĩa với thu nhập giảm sút phần nào. Điều này cũng tạo cho người lớn tuổi cảm giác bất an, stress, lo lắng thiếu tự tin khi suy nghĩ về các rủi ro, nhất là về sức khỏe cho dù trước đó họ đã chuẩn bị các kế hoạch tích lũy kỹ càng cho việc nghỉ hưu.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lo lắng tài chính ở tuổi nghỉ hưu sẽ làm tăng hormon Cortisol – gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và tuổi thọ.
Thời gian nhàn rỗi kéo dài còn gây cho người lớn tuổi cảm giác yếu thế, không có tiếng nói trong gia đình do ở nhà, ít tiếp xúc với thế giới sôi động bên ngoài. Nếu không được chia sẻ và quan tâm đúng cách, suy nghĩ “mình là người thừa, gánh nặng cho con cháu” sẽ ngày càng trầm trọng, dẫn đến trạng thái cáu gắt, mệt mỏi, thậm chí trầm cảm.
Khi người cao tuổi trầm cảm dễ rơi vào trạng thái biệt lập, cảm giác là người thừa trong gia đình
Khoảng 70% nam và 20% nữ > 60 tuổi vẫn còn hoạt động tình dục. Nhiều nghiên cứu cho thấy xung động tình dục đa phần không giảm theo tuổi tác ở cả nam và nữ. Thuốc men có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng lên hoạt động tình dục.
Khi về hưu, hoạt động xã hội của người lớn tuổi sẽ giảm đi ít nhiều. Do đó, chỉ cần có mâu thuẫn nhỏ với các thành viên trong gia đình cũng đủ làm người già cảm thấy tủi thân, cô đơn.
Một người cao tuổi thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, sự lão hóa và cả cô độc. Tác động tiêu cực của bệnh lý mãn tính và cái chết của những người thân cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của người cao tuổi.
Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Ngoài việc cảm thấy buồn chán và tâm trạng đi xuống thì trầm cảm ở người cao tuổi còn có những biểu hiện sau:
– Không còn đam mê với những sở thích thường ngày. Có thể lúc trước yêu thích nghe nhạc, chơi thể thao, chăm sóc cây cảnh, vật nuôi cảnh… nhưng bỗng một thời gian không còn hứng thú với những sở thích này.
– Cảm thấy mệt mỏi không lí do và không muốn làm bất cứ điều gì
– Mất cảm giác ngon miệng và bị giảm cân.
– Cảm thấy khó chịu bất thường trong người và không thể tự bản thân thư giãn một cách thoải mái.
– Cảm giác lo lắng không rõ nguyên nhân và thường lo lắng quá mức cần thiết cho những việc nhỏ nhặt cũng có thể xuất phát từ bệnh trầm cảm ở người cao tuổi.
– Tránh mặt mọi người, không thích giao lưu, gặp gỡ.
– Nhạy cảm và hay cáu gắt với mọi người vô cớ.
– Khó ngủ, dậy sớm hơn 1 đến 2 giờ so với thông thường và khó có thể tiếp tục giấc ngủ.
– Mất tự tin vào bản thân.
– Không thể tập trung vào việc gì.
– Có cảm giác hoảng sợ.
– Cảm thấy tồi tệ và có cảm giác tội lỗi, bám víu vào những việc đã xảy ra trong quá khứ và thường phóng đại mọi chuyện lên quá mức
– Nghĩ tới chuyện tự tử, tại một thời điểm nào đó những người mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng thường sẽ tới việc kết thúc tất cả.
Làm gì khi người cao tuổi bị trầm cảm?
Người cao tuổi rất cần có được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi có dấu hiệu của bệnh trầm cảm cần được phát hiện và chăm sóc điều trị kịp thời. Người cao tuổi cần tuân thủ một chương trình khám tâm lý thích hợp, giúp cải thiện các triệu chứng ngày càng tốt hơn.