Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất về tái chế theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất về tái chế theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020

MTĐT –  Thứ tư, 16/11/2022 16:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhà sản xuất có trách nhiệm đối với sản phẩm của mình được mở rộng đến giai đoạn sau sử dụng nhằm thu gom được ở giai đoạn cuối của vòng đời sản phẩm để có thể phân loại trước khi xử lý mà chủ yếu là tái chế.

1. Kinh tế tuần hoàn và trách nhiệm mở rộng của Nhà sản xuất (EPR)

1.1. Kinh tế tuần hoàn trong luật bảo vệ môi trường 2020

tm-img-alt

Hình 1.1. Kinh tế tuần hoàn trong luật bảo vệ môi trường 2020

1.2. Quy định về KTTH trong Nghị định 08/2022/NĐ-CP

a. Tiêu chí kinh tế tuần hoàn (Điều 138)

• Giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng;

• Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện;

• Hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường bao gồm: giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh.

b. Áp dụng mô hình Kinh tê tuần hoàn trong các doanh nghiệp

• Hạn chế sử dụng các sản phẩm không thân thiện môi trường; tối ưu hoá sử dụng thiết bị, sản phẩm; tăng hiệu quả sản xuất, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguyên liệu, vật liệu;

• Kéo dài vòng đời sản phẩm và các linh kiện, cấu kiện của sản phẩm Giảm chất thải phát sinh bao gồm: tái chế chất thải (xử lý, chế biến chất thải để chuyển hóa thành nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu có ích); thu hồi năng lượng thông qua thiêu đốt chất thải.

• Thiết kế mặt bằng tổng thể tối ưu, liên kết giữa các dự án đầu tư

• Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

• Thực hiện các hoạt động cộng sinh công nghiệp

• Áp dụng các giải pháp giao thông thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính;

2. Trách nhiệm mở rộng của nhà xuất xuất (EPR)

2.1. Khái niệm

EPR: Nhà sản xuất có trách nhiệm đối với sản phẩm của mình được mở rộng đến giai đoạn sau sử dụng nhằm thu gom được ở giai đoạn cuối của vòng đời sản phẩm để có thể phân loại trước khi xử lý mà chủ yếu là tái chế.

tm-img-alt

Hình 2.1. Sơ đồ mối quan hệ về trách nhiệm của nhà sản xuất

2.2. Lịch sử EPR tại Việt Nam

tm-img-alt

Hình 2.2. Lịch sử EPR

2.3. EPR theo Luật BVMT 2020

tm-img-alt

2.4. Trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu tại Nghị định 08/2022/NĐ- CP

2.4.1. Đối tượng, lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì

tm-img-alt

Hình 2.3. Đối tượng, lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì

2.4.2. Tỷ lệ tái chế bắt buộc, quy cách tái chế bắt  buộc

tm-img-alt

Lưu ý: Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII do nhà sản xuất, nhập khẩu khác đưa ra thị trường.

tm-img-alt

Hình 2.4. Quy định về tỷ lệ tái chế, và quy cách tái chế

2.4.3. Hai hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế

tm-img-alt

2.4.4. Quy trình đăng ký, báo cáo kết quả tái chế và kê khai, nộp tiền hỗ trợ tái chế

tm-img-alt

Hình 2.5. Quy trình đăng ký, báo cáo kết quả tái chế và kê khai, nộp tiền hỗ trợ tái chế

2.4.5. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động tái chế

tm-img-alt

Hình 2.6. Quy trình hỗ trợ kinh phí cho hoạt động tái chế

tm-img-alt

2.5. Trách nhiệm thu gom xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP

2.5.1. Đối tượng, thời điểm thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải

tm-img-alt

2.5.2. Định mức đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải

tm-img-alt

2.5.3. Quy trình kê khai, nộp tiền hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải

tm-img-alt

2.5.4. Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động thu gom, xử lý chất thải

tm-img-alt

2.5.5. Mô hình Trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu

tm-img-alt

2.6. Quản lý, cung cấp thông tin và thiết chế giám sát tại Nghị định 08/2022/NĐ- CP

2.6.1. Quy định về cung cấp thông tin và nhãn hiệu

• Công khai thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu

– Thành phần nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu;

– Hướng dẫn phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý;

– Cảnh báo rủi ro trong quá trình tái chế, tái sử dụng, xử lý.

• Công khai:

– Tuân thủ quy định về nhãn hàng hóa

– Trên nhãn hàng hóa, giấy tờ kèm theo hàng hóa hoặc QR code trên nhãn

– Trên cổng thông tin điện tử, website của doanh nghiệp hoặc Cổng EPR

2.6.2. Cơ chế cung cấp, quản lý thông tin

tm-img-alt

2.6.3. Mô hình tổ chức vận hành, giám sát thực hiện EPR

tm-img-alt

3. Dự thảo quy định liên quan đến hỗ trợ tài chính từ EPR cho hoạt động tái chế, xử lý CTR

Bảo đảm việc sử dụng tiền đóng góp của nhà sản xuất, nhập khẩu minh bạch, đúng mục đích:

– Hỗ trợ tái chế

– Hỗ trợ xử lý chất thải

3.1. Hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì

3.1.1. Đối tượng

Doanh nghiệp tái chế các sản phẩm, bao bì quy định tại Phụ lục XXII phần Phụ lục kèm theo Nghị định số 08

3.1.2. Điều kiện được hỗ trợ

– Thuộc đối tượng được hỗ trợ

– Được thành lập theo đúng quy định

– Bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật và chưa bị xử phạt vi phạm về lĩnh vực môi trường

3.1.3. Nguyên tắc lựa chọn

– Tiêu chí kỹ thuật:

o Tiêu chí về tỷ lệ thu hồi

o Tiêu chí về mức độ thành phẩm của sản phẩm tái chế

– Tiêu chí kinh tế: đơn giá tái chế

– Tiêu chí môi trường: mức phát thải

– Các tiêu chí ưu tiên khác do Hội đồng EPR Quốc gia đề xuất

3.1.4. Phương thức hỗ trợ

– Được xác định theo khối lượng sản phẩm tái chế của doanh nghiệp tái chế nhưng không bao gồm:

  • Tái chế không đạt quy cách tái chế bắt buộc
  • Đã được tính để thực hiện trách nhiệm tái chế
  • Sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu

– Khối lượng sản phẩm tái chế được hỗ trợ phải có xác nhận của kiểm toán

– Hội đồng EPR quốc gia căn cứ số tiền đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế hàng năm của nhà sản xuất, nhập khẩu để phân bổ

– Được đề nghị hỗ trợ nhiều phân nhóm sản phẩm, bao bì

– Được thực hiện 01 lần/năm thông qua hợp đồng

– Phải tái chế đầy đủ khối lượng tái chế theo đúng đề nghị hỗ trợ

3.2. Hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải

3.2.1. Hỗ trợ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các địa phương

a. Đối tượng: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện

b. Hoạt động được hỗ trợ

– Đầu tư xây dựng, cải tạo các bãi lưu trữ, chôn lấp chất thải

– Mua sắm phương tiện để nâng cao năng lực

– Thu gom, vận chuyển và xử lý các bãi chôn lấp chất thải tự phát

– Thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

– Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn từ các hộ gia đình

– Thu dọn rác dưới cống, ao, hồ, sông, suối, bãi biển

c. Điều kiện được hỗ trợ

– Thuộc đối tượng hỗ trợ

– Nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận

– Phải tuân thủ các quy định pháp luật và quy hoạch

– Dự án đáp ứng các tiêu chí, ưu tiên do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố và được Hội đồng EPR quốc gia lựa chọn, biểu quyết thông qua

d. Nguyên tắc lựa chọn

– Sự cần thiết và tính cấp thiết

– Địa điểm triển khai

– Phạm vi ảnh hưởng

– Tiêu chí bảo vệ môi trường

– Các tiêu chí khác ưu tiên khác

e. Phương thức và mức hỗ trợ

– Hỗ trợ không hoàn lại một phần hoặc toàn bộ kính phí

– Giải ngân theo hợp đồng

– Mức hỗ trợ tối đa 100% do Hội đồng EPR quốc gia thông qua theo tính chất, quy mô hoạt động, dự án và nguồn kinh phí

3.2.2. Hỗ trợ doanh nghiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt

a. Đối tượng:

– Doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

  • Ứng dụng sáng chế về xử lý chất thải rắn sinh hoạt
  • Chuyển đổi công nghệ để tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ dưới 30% so với lượng chất thải được thu gom;
  • Đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%.

b. Nguyên tắc lựa chọn

– Sự cần thiết và tính cấp thiết

– Công nghệ của dự án

– Suất đầu tư của dự án

– Tỷ lệ vốn đối ứng

– Các tiêu chí ưu tiên khác

c. Phương thức và mức hỗ trợ

– Ứng dụng sáng chế: không quá 20% mức đầu tư

– Chuyển đổi công nghệ: tối đa 50% và không quá 10.000.000.000 đồng

– Đầu tư xây dựng mới tối đa 20% và không quá 20.000.000.000 đồng

4. Quy định về phân loại tại nguồn

4.1. Quá trình quy định phân loại CTRSH tại nguồn tại Việt Nam

tm-img-alt

4.2. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt

Theo quy định của Luật BVMT 2020:

• Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người (Khoản 11 Điều 3 NĐ 08)

• Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải.

• Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác

tm-img-alt

Phân loại chât thải rắn

4.3. Quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt

tm-img-alt

4.4. Quy định phân loại chứa đựng chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt

tm-img-alt

4.5. Tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt

• UBND lựa chọn cơ sở thu gom bằng đấu thầu, nếu không được thì lựa chọn bằng đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ.

• Hộ gia đình, cá nhân chuyển chất thải đã phân loại đến nơi quy định

• Cơ sở thu gom có quyền từ chối thu gom nếu không phân loại và chứa đựng trong bao bì theo quy định

• Hộ gia đình, cá nhân xả rác thải không dùng bao bì theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

• Thu gom theo thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom

• Thu gom, chuyên chở bằng thiết bị phương tiện phù hợp với chất thải đã được phân loại (thu gom riêng từng loại chất thải đã được phân loại bằng phương tiện, thiết bị phù hợp)

• Ủy ban mặt trận, tổ chức xã hội vận động, cộng đồng giám sát

4.6. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý

tm-img-alt

4.7. Quy định thu phí rác thải sinh hoạt dựa trên lượng (túi chất thải)

• Túi do chính quyền địa phương quy định, phát hành (người dân có thể mua tại các siêu thị/cửa hàng….). Chính quyền địa phương tự quyết định lộ trình thực hiện (đô thị trước, nông thôn sau)

• Túi được quy định để chứa chất thải không tái chế được. Chất thải tái chế được không phải dùng túi (không phải trả tiền.

• Giá túi gồm giá thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải (sử dụng nhiều túi phải trả nhiều tiền). Giá túi thay thế cho phí vệ sinh môi trường hiện nay và bắt đầu với mức giá hợp lý nhưng sẽ tăng dần theo thời gian (địa phương quyết định phù hợp với tình hình địa phương)

• Túi đựng rác có nhiều kích cỡ tương ứng với khối lượng tối đa có thể chứa đựng (ví dụ: 1kg, 3k, 5kg…). Không phải cân cho từng kg chất thải!

tm-img-alt

Nguyễn Thi
Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích