TP.HCM: Thông tin về điều kiện, tiêu chí vay gói 12.000 tỷ đồng của Chính phủ

Theo đó, đối tượng của Nghị quyết số 33, với cá nhân là trường hợp mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở 2014. Trường hợp mua nhà ở tại các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư là chủ sở hữu nhà chung cư được bố trí tải định cư mà phải nộp thêm tiền chênh lệch diện tích thì được vay vốn tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

Với tổ chức là doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp), dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư theo quy định pháp luật về nhà ở.

Về điều kiện, tiêu chí, theo Sở Xây dựng TP.HCM: Ngoài các điều kiện, tiêu chí theo quy định pháp luật về tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quy định, đối tượng được vay gói 120.000 tỷ đồng phải đáp ứng một số điều kiện, tiêu chí khác.

Cụ thể, với đối tượng mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp) phải có hợp đồng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư; đối tượng được bố trí tái định cư trong dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải có hợp đồng mua, nhà ở, công trình xây dựng bố trí tái định cư.

Đối với đối tượng chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư phải có trong danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp), cải tạo, xây dựng lại chung cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố và phải được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, có quyết định giao đất hoặc đã có quyền sử dụng đất, hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, được cấp phép xây dựng hoặc được miễn cấp phép xây dựng. Đối với dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư, phải có chấp thuận chủ trương đầu tư.

Các đối tượng vay gói 12.000 tỷ đồng

Đối với đối tượng cá nhân:

– Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng

– Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị

– Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp

– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật Nhà ở

– Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở

– Trường hợp mua nhà ở tại các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư là chủ sở hữu nhà chung cư được bố trí tái định cư mà phải nộp thêm tiền chênh lệch diện tích thì được vay vốn tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

Đối với tổ chức:

Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp), dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư theo quy định pháp luật về nhà ở.

Trước đó ngày 11/3/2023 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33, trong đó xác định: Hiện nay tình hình thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tuy nhiên thị trường vẫn còn nhiều khó khăn về thể chế, nguồn vốn tín dụng, trái phiếu… và tổ chức thực thi của địa phương, cần được tập trung tháo gỡ, thúc đẩy.

TP.HCM: Thông tin về điều kiện, tiêu chí vay gói 12.000 tỷ đồng của Chính phủ
Xây dựng một dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu của Nghị quyết số 33 là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản. Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, tăng nguồn cung, đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản hợp lý hơn, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân.

Thường xuyên theo dõi, giám sát có hiệu quả tình hình thị trường để kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường “phát triển nóng” hoặc “đóng băng”, tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi, mất cân đối cung – cầu và đảm bảo vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường.

Trong các nhiệm vụ, giải pháp mà Chính phủ đưa ra, đáng chú ý có giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể, trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), Chính phủ xây dựng, trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội”, trong đó đặc biệt quan tâm đến những nội dung vướng mắc lớn trong thời gian qua về thủ tục giao đất, quy hoạch, bố trí quỹ đất, lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, quyền lợi và ưu đãi chủ đầu tư, xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội, đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội… Đồng thời hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”.

Trần Tình

Nguồn: Báo lao động thủ đô

Bạn cũng có thể thích