Tọa đàm trực tuyến ‘Năng suất xanh – nền tảng cho phát triển bền vững’

MC: Xin kính chào quý vị và các bạn, Mời quý vị cùng theo dõi chương trình Tọa đàm trực tuyến của Chất lượng Việt Nam!

Hiện nay, biến đổi khí hậu không chỉ là thách thức của một quốc gia mà đang trở thành vấn đề cấp bách trên phạm vi toàn cầu, gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân cần có những hành động thiết thực nhằm ngăn chặn hệ quả từ biến đổi khí hậu.

Tại COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Điều này thể hiện sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị hướng đến xanh hóa và phát triển bền vững.

Theo đó, Năng suất xanh (Green Productivity – GP) được phát triển như một chiến lược nhằm nâng cao năng suất gắn liền với bảo vệ môi trường. Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) khẳng định, chiến lược năng suất xanh kết hợp các giải pháp, công cụ, kỹ thuật, công nghệ quản lý năng suất và môi trường để mang đến lợi ích kép, vừa bảo vệ môi trường, vừa nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Song hành với cơ hội, việc áp dụng năng suất xanh cũng là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Nhằm mang đến cái nhìn tổng quan về năng suất xanh cũng như bàn luận sâu hơn vấn đề dưới góc nhìn của chuyên gia và doanh nghiệp, Tạp chí Chất lượng Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến “Năng suất xanh – nền tảng cho phát triển bền vững” với sự tham gia của các khách mời:

– Ông Nguyễn Văn Khôi – Trưởng Ban Tiêu chuẩn – Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia – Bộ Khoa học và Công nghệ.

– Bà Nguyễn Thu Hiền – Phó Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam – Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia – Bộ Khoa học và Công nghệ.

– Ông Nguyễn Hữu Tú – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Miza.

Cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian tham gia chương trình!

Các vị khách mời tham gia chương trình tọa đàm.

MC: Câu hỏi đầu tiên xin dành cho ông Nguyễn Văn Khôi – Trưởng ban Tiêu chuẩn – Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia. Thưa ông, ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về năng suất xanh và vai trò của năng suất xanh đối với phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam?

Ông Nguyễn Văn Khôi: Xu thế hiện nay, vấn đề năng suất xanh vô cùng quan trọng với phát triển kinh tế của quốc gia. Chúng ta có thể thấy rất nhiều chính sách của Chính phủ đã định hướng phát triển về năng suất. Đây không chỉ là vấn đề phát triển nội tại mà là thách thức của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là khi doanh nghiệp xuất khẩu phải đảm bảo tiêu chí về phát triển xanh bắt buộc như ngành thép khi xuất sang Châu Âu phải theo cơ chế siba là giảm phát thải, hay các hãng hàng không lớn bay quốc tế cũng phải giảm thiểu nhiên liệu hóa thạch sang nhiêu liệu sạch.

Ông Nguyễn Văn Khôi – Trưởng Ban Tiêu chuẩn – Ủy ban TCĐLCL Quốc gia.

Có thể thấy, năng suất xanh sẽ giúp chúng ta phát triển ổn định hơn, bảo vệ môi trường thông việc giảm thiểu các nhiên liệu hóa thạch sang tái sử dụng nhiên liệu.

MC: Thưa bà Hiền, trong bối cảnh công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng, việc áp dụng năng suất xanh sẽ đem lại lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp? Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đã và đang có những giải pháp gì để thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng năng suất xanh?

Bà Nguyễn Thu Hiền: Trong bối cảnh hiện nay, khi tốc độ kinh tế, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp phát triển rất nhanh thì năng suất xanh đang là một trong những mục tiêu chiến lược của quốc gia. Vấn đề năng suất xanh cũng phải trở thành một trong những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm. Bởi doanh nghiệp nào cũng cần tăng năng suất, doanh thu. Tuy nhiên, bảo vệ môi trưởng đang là vấn đề cấp thiết và quan trọng cho chính doanh nghiệp.

Để tiếp cận năng suất xanh doanh nghiệp cần nghiên cứu, tăng cường hiểu biết trong việc áp dụng tiêu chí xanh hay mục tiêu xanh đối với luật định hay thị trường, khách hàng cũng cần trang bị cho mình kiến thức, nguồn nhân lực để thực hiện năng suất xanh ờ doanh nghiệp.

Những năm gần đây, Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia đã và đang tăng cường các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về năng suất xanh như: Tăng cường chương trình hội nghị, hội thảo, truyền thông giúp doanh nghiệp tiếp cận sâu hơn với năng suất xanh. Cung cấp các khóa đào tạo để doanh nghiệp có thêm kiến thức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Năng suất xanh cũng đang là một trong những nội dung rất quan trọng trong chương trình Quốc gia hỗ trợ nâng cao năng suất sản phẩm hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện giải pháp năng xuất xanh cũng như trong Quyết định 36 của Thủ tướng về năng cao năng suất chất lượng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mưới sáng tạo.

MC: Động lực nào thúc đẩy doanh nghiệp của ông chuyển đổi sang mô hình năng suất xanh? Có thể thấy năng suất xanh mang đến cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp trong quá trình hướng tới phát triển bền vững, tuy nhiên khi tiến hành áp dụng doanh nghiệp đã gặp những rào cản, thách thức như thế nào?

Ông Nguyễn Hữu Tú: Năng suất xanh hay còn gọi là Green Productivity, là khái niệm kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Thay vì chỉ tập trung vào việc tăng sản lượng, năng suất xanh hướng đến tối ưu hóa quá trình sản xuất để vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Đối với doanh nghiệp chúng tôi, động lực để chuyển đổi sang mô hình năng suất xanh đó là: Khách hàng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường; Các chính sách khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch, giảm thiểu ô nhiễm; Các quy định về bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ; Đặc biệt chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và đóng góp cho cộng đồng; Có cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính ưu tiên cho doanh nghiệp có các dự án thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình năng suất xanh với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Miza nói riêng vẫn đang đối mặt một số rào cản, thách thức: Chi phí đầu tư vào công nghệ đòi hỏi nhiều vốn, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được; Khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; Nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu nhân lực có kiến thức, kỹ năng về năng suất xanh, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai và vận hành;

Thông tin về công nghệ mới, các giải pháp năng suất xanh chưa được phổ biến rộng rãi, khiến doanh nghiệp khó tìm kiếm và lựa chọn; Nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm xanh đã tăng nhưng nhu cầu chưa thực sự lớn. Và giá thành sản phẩm xanh thường cao hơn cũng là yếu tố khiến người tiêu dùng e ngại khi lựa chọn sản phẩm; Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình năng suất xanh chưa rõ ràng và chi tiết.

Ông Nguyễn Hữu Tú – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Miza.

MC: Những chính sách và quy định hiện tại có đủ để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang năng suất xanh không? Doanh nghiệp cần làm gì để có thể áp dụng năng suất xanh, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Khôi: Năng suất xanh rất quan trọng và cũng là vấn đề rất áp lực, đặc biệt đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện có đến 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy rất khó khăn khi áp dụng công nghệ liên quan đến năng suất xanh. 

Về phía Ủy ban TCĐLCL Quốc gia, liên quan đến chính sách, về khung cơ bản đã đầy đủ, các cơ chế hỗ trợ ưu tiên doanh nghiệp cần thiện hơn nữa để đảm bảo thiết thực đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.

(Cập nhật)

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích