Tính khả thi về việc sử dụng cát biển thay thế cho cát sông trong xây dựng

Phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV được tổ chức  chiều nay.
Phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV được tổ chức chiều nay.

Cụ thể, đại biểu Trần Văn Sáu nêu ý kiến: “đến năm 2045, Đồng bằng sông Cửu Long cần hoàn thành khoảng 400 km đường cao tốc và cần tới 39 triệu m3 cát san lấp, chưa kể các công trình công cộng, dân sinh khác. Vì vậy, nhu cầu cát san lấp là rất lớn, nhưng nếu tiếp tục khai thác các quá mức gây sạt lở, sụt lún và có thể dẫn tới các xung đột. Vậy theo Bộ trưởng, giải pháp nào để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình trọng điểm quốc gia và khi nào chúng ta có vật liệu khác thay thế cát sông?”.

Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận tải, Nguyễn Văn Thắng, được chỉ định để trả lời cho vấn đề này.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết trong thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng – Chính phủ khi thị sát, kiểm tra tiến độ các dự án thuộc đường cao tốc Bắc – Nam ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã giao cho Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan để thực hiện việc nghiên cứu vật liệu thay thế cho cát sông khi triển khai các dự án công trình giao thông trọng điểm.

Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận tải - Nguyễn Nam Thắng trả lời các câu hỏi của đại biểu. (Ảnh: vov.vn).
Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận tải – Nguyễn Văn Thắng trả lời các câu hỏi của đại biểu. (Ảnh: vov.vn).

Thực tế, hiện nay nhu cầu sử dụng cát sông để xây dựng đã chiếm tới 39 triệu m3 trong khi đó tại Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có khoảng 26 triệu m3 cát sông. Với việc hiện nay Bộ Giao thông và Vận tải đảm nhận rất nhiều các công trình giao thông trọng điểm tại miền Tây thì việc nghiên cứu cát biển thay thế cho cát sông trong xây dựng đang được triển khai rất quyết liệt.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết tiềm năng của cát biển là rất lớn vì nguồn cát biển hiện lên tới 150 triệu tỷ m3. Nếu có thể ứng dụng thành công thì không chỉ Đồng bằng sông Cửu Long có thể sử dụng vật liệu này trong xây dựng công trình mà còn được sử dụng trên phạm vi cả nước.

Trước những chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng về nghiên cứu này, nhiều người dân đã tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của dự án. Chí Công – một người dân theo dõi trực tiếp phiên chất vấn Quốc hội cho biết: “cát biển có độ mặn rất cao nên việc sử dụng trong việc thi công sẽ dẫn đến hiện tượng sắt bị ăn mòn gây mất kết cấu trong thi công.”

Theo như Kỹ sư trưởng Arabinda Bandyopadhyay của tập đoàn CED Asia Ltd. (một công ty cung cấp kỹ thuật “làm sạch cát” của Ấn Độ) chỉ ra 2 yếu tố lớn nhất khiến cho việc sử dụng cát biển để thay thế cho cát sông không được sử dụng rộng rãi là do: hàm lượng clo-rua các mảnh vỏ của sinh vật biển có trong đó.

Với việc hàm lượng clo-rua quá cao có trong cát biển nên việc trực tiếp đem vào thi công xây dựng sẽ dẫn đến việc làm giảm độ bền của bê-tông và đồng thời khiến cho cấu trúc cốt thép bị ăn mòn. Mức giới hạn hiện nay cho tỉ lệ của clo-rua so với trọng lượng của xi-măng trước khi trộn bê-tông là 0,4%. Biện pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay trong việc khử clo-rua ra khỏi cát biển chính là sử dụng nước mưa tự nhiên. Nước mưa có thể loại bỏ và rửa trôi đi được các mảnh vỏ của các sinh vật biển có lẫn trong cát. Nhưng biện pháp này sẽ tốn rất nhiều thời gian và cũng không thể làm giảm mức clo-rua trong cát biển xuống tới ngưỡng cho phép trong xây dựng.

Tuy nhiên, với sự hiện đại và tiên tiến trong kỹ thuật khoa học công nghệ của nhân loại, rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó tập đoàn CED Asia Ltd., đã phát triển và ứng dụng thành công một dây chuyền “làm sạch cát biển” ở quy mô lớn giúp cho cát biển đáp ứng được đúng các yêu cầu kĩ thuật trong xây dựng. Thêm vào đó là bùn đất chứa clo-rua trong quá trình làm sạch cũng có thể được sử dụng làm phân bón thân thiện đối với môi trường.

Với rất nhiều những ưu điểm như: hình dáng hạt cát tương đồng với cát sông bình thường, không chứa các chất thải hữu cơ, chi phí khai thác thấp, có sẵn dồi dào trong tự nhiên… cát biển đã được chứng minh là hoàn toàn có thể được ứng dụng trong việc thay thế cát sông để trở thành một vật liệu xây dựng mới.

Trước mắt, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, tính khả thi của việc sử dụng cát biển để thay thế cho cát sống qua những nghiên cứu ban đầu là có, tuy nhiên phải đến năm 2023 mới có kết quả nghiên cứu về sử dụng cát biển thay thế cát sông trong xây dựng. Những yếu tố kĩ thuật cũng sẽ cần phải được nghiên cứu và xây dựng nhưng hiện tại đã có Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản và các nước Trung Đông đã áp dụng thành công dự án này. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn nhà thầu có thể sử dụng tro xỉ làm vật liệu san nền trong xây dựng các công trình.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích