Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 9/12/2022

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 9/12/2022

MTĐT –  Thứ sáu, 09/12/2022 16:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 9/12/2022. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 9/12/2022.

Biến đổi khí hậu đang có xu hướng diễn biến rất phức tạp

Ngày 8/12/2022, tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo “Tình hình ban hành và thực hiện pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 và giải pháp trong thời gian tới”.

tm-img-alt
Quang cảnh hội thảo. Ảnh TTXVN

Theo ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, biến đổi khí hậu đang có xu hướng diễn biến rất phức tạp, tác động ngày càng trầm trọng trên phạm vi thế giới. Tình hình này đòi hỏi sự chung tay của nhiều quốc gia trong việc đề ra các hành động tăng khả năng chống chịu và ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại COP26 trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, phấn đấu đạt mục tiêu trung hòa phát thải carbon vào năm 2050 càng cho thấy tầm quan trọng và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng đối với vấn đề này.

Việt Nam xác định ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và đã rất tích cực, chủ động tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc thực hiện kịp thời các cam kết về biến đổi khí hậu sẽ mang lại lợi ích lớn và lâu dài cho đất nước.

>>> Xem thêm tại đây

Mỹ: Tiết kiệm 8 triệu USD/năm khi giảm phát thải tại các tòa nhà liên bang

Chính phủ Mỹ vừa công bố tiêu chuẩn đầu tiên về giảm phát thải tại các tòa nhà liên bang mới, một phần trong chính sách của Tổng thống Joe Biden nhằm thực hiện các mục tiêu khí hậu.

Tiêu chuẩn hoạt động của Tòa nhà liên bang yêu cầu, các cơ quan liên bang cắt giảm năng lượng sử dụng và thực hiện điện khí hóa đối với 30% diện tích các tòa nhà mới vào năm 2030.

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ cho biết, biện pháp này là nỗ lực nhằm hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các tòa chung cư và thương mại, chiếm khoảng 12% lượng phát thải của Mỹ.

Nhà Trắng cho biết quy định cắt giảm năng lượng và điện khí hóa trong các tòa nhà liên bang sẽ giúp tiết kiệm được 8 triệu USD/năm, giảm được 1,86 triệu tấn khí thải carbon và 22.800 tấn khí thải methane của các tòa nhà liên bang trong 30 năm tới, tương đương với lượng khí thải của gần 300.000 ngôi nhà trong một năm.

Giới chức Mỹ cho biết tiêu chuẩn này sẽ thúc đẩy kế hoạch của Tổng thống Joe Biden khử carbon cho nền kinh tế Mỹ vào năm 2050 và đạt được 100 % điện sạch vào năm 2035.

>>> Xem thêm tại đây

Cam kết của OCP trong việc khôi phục đa dạng sinh học ở Châu Phi

Biến động về đa dạng sinh học đã diễn ra từ lâu. Các loài và môi trường luôn thay đổi và thích nghi với các biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong những năm và thập kỷ gần đây, hoạt động của con người đã gây ra những thay đổi mạnh mẽ đối với môi trường khiến hàng chục nghìn loài bị biến mất mỗi năm.

Tập đoàn OCP, công ty hàng đầu thế giới về dinh dưỡng cây trồng và là nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới, nhận ra rằng các chiến lược dài hạn nên kết hợp mọi biện pháp bảo vệ có thể cho môi trường và các sinh vật sống.

Là một người chơi công nghiệp cam kết, nhóm đã thiết lập một chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên kiến ​​thức, giám sát và đánh giá di sản này, nhằm thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm tác động tiêu cực đến hệ thực vật và động vật.

tm-img-alt
Phòng thí nghiệm phân tích nước di động, Vườn quốc gia Niokolo-Koba, Senegal (Nguồn: Euronews)

Các cam kết của tập đoàn bao gồm: lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình; bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa; giám sát và kiểm soát cẩn thận mọi tác động đối với đa dạng sinh học do hoạt động của chính OCP gây ra, xử lý chất thải có trách nhiệm để bảo tồn sông hồ và bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái có giá trị sinh thái cao nơi tập đoàn hoạt động.

Tham gia lực lượng với các cơ quan đa phương, OCP tham gia chặt chẽ vào nhiều dự án với cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn cho đa dạng sinh học. Những vấn đề này bao gồm vô số vấn đề – chẳng hạn như thiếu nước, thoái hóa đất và sa mạc hóa, nạn phá rừng và nông nghiệp không bền vững.

>>> Xem thêm tại đây

Đà Nẵng: Hiện đại hoá thu gom, xử lý rác

Sau hơn 10 năm thực hiện đề án xây dựng thành phố môi trường, Đà Nẵng đã đạt 7/10 tiêu chí đề ra, được các bộ ngành đánh giá cao và đang tiếp tục thực hiện đề án giai đoạn 2. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề thu gom, xử lý rác thải đô thị tại Đà Nẵng còn nhiều bất cập.

tm-img-alt
Đà Nẵng từng bước hiện đại hoá công nghệ xử lý rác, đảm bảo mỹ quan, môi trường đô thị.

Đơn cử như xe thu gom rác rỉ nước, bốc mùi hôi khi lưu thông trên đường phố gây bức xúc cho người dân. Theo Phòng Kỹ thuật Công ty CP Môi trường Đô thị TP. Đà Nẵng, hiện có 3 xe cùng 6 container chở rác đã sử dụng hàng chục năm, đến năm 2000 đã cải tiến nhưng đến nay vị trí nước rác sau khi cuốn ép bị ăn mòn, thủng, chảy nước rác ra ngoài gây mùi hôi trên đường. Cụ thể là bị ăn mòn, tạo các lỗ hở phía sau thùng xe, khiến nước bẩn chảy ra ngoài trong quá trình vận chuyển từ vị trí thu gom đến nơi xử lý.

Trước thực tế này, công ty đã giao xí nghiệp thay các thùng chứa không đủ tiêu chuẩn, sửa chữa lỗ thủng, lắp thêm thùng chứa nước rỉ rác khắc phục tình trạng rỉ nước, bốc mùi hôi khi di chuyển trên đường phố. Đối với các xe không đảm bảo, hết niên hạn đảm bảo sử dụng cuối 2022 sẽ chấm dứt hoạt động, nhường lại vai trò cho các trạm trung chuyển sử dụng công nghệ ép rác.

Đặc biệt, vào tháng 5/2022, Đà Nẵng đưa vào vận hành thử nghiệm trạm trung chuyển sử dụng công nghệ ép rác hiện đại đầu tiên ở Việt Nam với mức đầu tư 171 tỷ đồng được đặt tại đường Lê Thanh Nghị (Hải Châu) với công suất 500 tấn/ngày. Rác sau khi ép được cho ra thùng kín có sức chứa 10,35 tấn/thùng. Các thùng này sau đó được nâng lên xe tải trọng lớn, chở thẳng lên bãi rác Khánh Sơn để xử lý. Trong quá trình xử lý rác, các xe vận chuyển bảo đảm rác sẽ không phát sinh mùi hôi, không có nước rỉ ra đường gây ô nhiễm.

>>> Xem thêm tại đây

Cần Thơ thực hiện nhiều biện pháp góp phần bảo vệ môi trường

Theo Sở TN&MT TP Cần Thơ, thời gian qua, Sở đã ký kết liên tịch với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn thành phố, như Hội LHPN, Ðoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Ủy ban MTTQVN thành phố, Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật, LÐLÐ và Hội Cựu chiến binh thành phố về công tác tuyên truyền, thu gom rác thải, BVMT trên địa bàn TP Cần Thơ.

tm-img-alt
Lực lượng đoàn viên thanh niên các địa phương tham gia nhặt rác, góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan sạch, đẹp. Ảnh minh họa.

Các tổ chức đã nỗ lực thực hiện và phát huy hiệu quả trong mọi hoạt động BVMT. Ông Nguyễn Chí Kiên, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP Cần Thơ, nhận định: “Qua việc xây dựng và thực hiện các mô hình BVMT của các tổ chức chính trị – xã hội đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy quyền và nghĩa vụ, tính chủ động của cộng đồng trong việc chấp hành chủ trương, pháp luật về BVMT, góp phần tích cực vào công tác hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, BVMT tại địa phương…”.

Trong năm 2022, Sở TN&MT TP Cần Thơ đã thực hiện công tác BVMT đạt hiệu quả cao theo chỉ tiêu môi trường được giao tại Nghị quyết số 60/NQ-HÐND ngày 8-12-2021 của HÐND thành phố. Qua đó, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ước cả năm 98,5% (phần còn lại do dân tự đốt, san lấp).

Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt với khối lượng thu gom, xử lý là 122.850 tấn, trung bình 630 tấn/ngày; khối lượng chất thải y tế được thu gom, xử lý là 581,5 tấn, trung bình 2,98 tấn/ngày; Chất thải nguy hại phát sinh ước khoảng 30-35 tấn/ngày.

Bên cạnh đó, sở đã hướng dẫn, đôn đốc UBND 9 quận, huyện triển khai quy hoạch mạng lưới trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; triển khai công tác đấu thầu thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn năm 2022 và những năm tiếp theo; phối hợp với các sở, ngành, UBND quận huyện hoàn thiện bộ tiêu chí mời gọi nhà đầu tư thực hiện dự án xử lý chất thải rắn số 2 tại Khu xử lý chất thải rắn huyện Thới Lai; tiếp tục đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND quận huyện, các tổ chức chính trị xã hội tích cực tham gia phong trào “Chống rác thải nhựa”, thực hiện hiệu quả hoạt động ký kết, phối hợp BVMT… 

>>> Xem thêm tại đây

T.Anh

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích