Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 7/2/2023

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 7/2/2023

MTĐT –  Thứ ba, 07/02/2023 16:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 7/2/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 7/2/2023.

TP.Hà Nội ban hành kế hoạch về quản lý chất thải y tế năm 2023

Theo đó, Sở Y tế yêu cầu 100% các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý hoặc bàn giao xử lý chất thải y tế theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn cơ sở y tế; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản khác.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Bệnh viện Thanh Nhàn (chuyên khoa đầu ngành kiểm soát nhiễm khuẩn) xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải y tế cho cán bộ chuyên trách của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Hướng dẫn các đơn vị xây dựng các quy trình, quy định, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế. Bố trí cán bộ tham gia đoàn kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

Các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế năm 2023, bố trí kinh phí để thực hiện công tác quản lý chất thải y tế. Phân công lãnh đạo phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế; bố trí cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế; giao nhiệm vụ cho Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc khoa/phòng, bộ phận phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế.

Thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định của Bộ Y tế và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường do chất thải theo quy định của pháp luật trong đó bao gồm cả phương án xử lý trong trường hợp lượng chất thải y tế nguy hại gia tăng bất thường do dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng.

Các đơn vị tổ chức đào tạo, tập huấn, truyền thông, phổ biến kiến thức về quản lý chất thải cho viên chức người lao động và các đối tượng có liên quan. Tổ chức truyền thông, vận động, phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể với vai trò chủ yếu là cán bộ y tế để chia sẻ thông tin, thúc đẩy truyền thông..

>>> Xem đầy đủ TẠI ĐÂY

Thanh Hóa: Hội LHPN huyện Quảng Xương phát động Tết trồng cây

Chiều 6/2, Hội LHPN huyện Quảng Xương đã phát động hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Tại lễ phát động, Hội LHPN tỉnh đã hỗ trợ 200 cây xanh cho Hội LHPN huyện; Hội LHPN huyện tặng quà tri ân 6 nữ đảng viên cao tuổi xã Quảng Hợp; trao 40 thùng đựng rác cho chi hội phụ nữ thôn Phương Cơ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và Ban quản lý đền Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đồng thời trao cây xanh cho các cụm thi đua.

tm-img-alt
Các đại biểu trồng cây tại lễ phát động.

Ngay sau lễ phát động, các đại biểu, cán bộ, hội viên, phụ nữ và Nhân đân địa phương đã tham gia trồng cây xanh do Hội LHPN tỉnh tặng tại khuôn viên đền; trồng 40 cây sao đen do Hội LHPN huyện vận động và 30 gốc đào được cán bộ, hội viên, phụ nữ cơ sở thu gom sau tết.

Được biết, sau lễ phát động, Hội LHPN các xã, thị trấn, các cụm thi đua tiếp tục ra quân trồng cây và hoàn thành trong tháng 2-2023.

Hàng loạt chuyến bay bị hủy do thời tiết xấu

Nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn khai thác, các hãng hàng không đã phải điều chỉnh lịch bay các chuyến bay đến, đi từ sân bay Thọ Xuân.

Cụ thể, trong ngày 7/2, Vietnam Airlines hủy các chuyến bay VN1272, VN1273, VN1276, VN1277 giữa TP.HCM và Thanh Hóa, VN1630, VN1631 giữa Buôn Ma Thuột và Thanh Hóa.

Các hành khách được Vietnam Airlines hỗ trợ sắp xếp thay đổi chuyến bay và các hỗ trợ khác theo quy định hiện hành của Vietnam Airlines.

Cùng ngày, hãng hàng không Vietjet ngừng khai thác các chuyến bay VJ476/477 chặng Cần Thơ – Thanh Hóa – Cần Thơ.

Chuyển hướng hạ cánh của các chuyến bay VJ038, VJ040, VJ042, VJ242, VJ244, VJ246, VJ248, VJ250, VJ252, VJ256 chặng TP.HCM – Thanh Hóa xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội).

Điều chỉnh các chuyến bay VJ241, VJ243, VJ243A, VJ247, VJ249, VJ251, VJ251A, VJ253, VJ257, VJ257A chặng Thanh Hóa – TP.HCM thành Hà Nội – TP.HCM.

Toàn bộ hành khách được Vietjet hỗ trợ di chuyển giữa Hà Nội và Thanh Hóa bằng đường bộ.

Một số chuyến bay khác chịu ảnh hưởng dây chuyền. Hành khách trên các chuyến bay chịu ảnh hưởng được hỗ trợ theo chính sách dịch vụ.

Bến Tre ứng phó với xâm nhập mặn đang tăng cao trên sông chính

Tin tức trên TTXVN, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường cảnh giác, khẩn trương triển khai các biện pháp ứng với tình hình xâm nhập mặn đang tăng cao trên các sông chính, đề phòng mặn xâm nhập sâu vào trong nội đồng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, dân sinh.

Các địa phương chỉ đạo Đài Truyền thanh địa phương thông tin rộng rãi về tình hình xâm nhập mặn để người dân biết, chủ động ứng phó, lưu ý khuyến cáo người dân đo, kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước tưới cho cây trồng để tránh xảy ra thiệt hại.

tm-img-alt
Cán bộ kỹ thuật Công ty THHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bến Tre kiểm tra độ mặn khu vực cống Trung Nhuận, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre (ảnh tư liệu).

Công ty Khai thác công trình thủy lợi, Công ty Cấp thoát nước, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bến Tre quan trắc, theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn tại các điểm đo, công trình, cửa lấy nước,… để có phương án vận hành công trình phù hợp.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre Đoàn Văn Đảnh cho biết, nhằm chủ động trong phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn mùa khô năm 2022-2023, Sở đề nghị các sở, ban ngành tỉnh có liên quan; UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch Phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2022-2023 và các ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Đồng thời, triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2022-2023 theo kế hoạch, phương án của đơn vị, địa phương đã được xây dựng.

Tại sao trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria lại gây thương vong lớn?

Đầu tiên, đây là trận động đất lớn, có cường độ lên tới 7,8 độ. Chấn tiêu của vụ động đất cũng khá nông (chỉ khoảng 18 km), gây ra thiệt hại lớn với các tòa nhà trên mặt đất.

Giáo sư Joanna Faure Walker, chuyên gia về giảm thiểu thiệt hại do thảm họa tại trường University College London (UCL), chỉ ra: “Nếu xét đến các trận động đất chết chóc nhất năm trong 10 năm trở lại đây, chỉ có hai năm trận động đất đó có cường độ tương tự”.

tm-img-alt
Lực lượng cứu hộ quốc tế phối hợp với địa phương vẫn đang chạy đua với thời gian để cứu nhiều nạn nhân còn mắc kẹt. Ảnh: AFP.

Trong khi đó, trên tài khoản Twitter cá nhân, tiến sĩ Susan Hough, chuyên gia địa chấn học của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), cho rằng yếu tố độ sâu và vị trí của trận động đất có thể giải thích tốt hơn cho thiệt hại mà Thổ Nhĩ Kỳ và Syria phải chịu đựng.

Bà Hough viết: “Thế giới đã thấy nhiều trận động đất có cường độ mạnh hơn trong 10-20 năm qua. Nhưng các trận động đất xấp xỉ 8 độ ít xảy ra ở các khu vực đứt gãy ngang nông. Do gần các trung tâm dân cư, động đất có thể đặc biệt nguy hiểm”.

Dù vậy, cường độ hay vị trí của động đất không phải nguyên nhân duy nhất. Con số tử vong lớn còn đến từ việc trận động đất xảy ra vào đầu giờ sáng, khi mọi người đang ngủ trong nhà.

Bên cạnh đó, sự thiếu kiên cố của cơ sở hạ tầng địa phương cũng là một nhân tố cần tính đến. Theo Roger Musson, tác giả của cuốn sách “Triệu trận động đất”: “Nhà cửa ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng không được xây dựng phù hợp với một khu vực dễ bị động đất lớn”.

Martin Mai, giáo sư địa vật lý tại Trường ĐH King Abdullah (Ả Rập Saudi), nhận định tương tự: “Các tòa nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ thường xây bằng gạch, không có cốt thép. Khung bê tông cũng thiếu tính linh hoạt và khó chống chọi với rung lắc mạnh”.

Một số nhân chứng cho biết những tòa nhà được xây dựng theo quy chuẩn chống động đất vẫn đứng vững, trong khi nhiều căn nhà xung quanh sụp đổ, thậm chí bốc cháy.

Tiến sĩ Carmen Solana, chuyên gia tại Đại học Portsmouth, Anh, nói: “Điều không may mắn là các công trình chống động đất chỉ xuất hiện rải rác ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ – và đặc biệt là Syria. Do đó, việc cứu nạn chủ yếu dựa vào khả năng ứng phó. 24 giờ sắp tới là quãng thời gian quyết định để tìm kiếm những người sống sót. Sau 48 giờ, số người sống sót sẽ giảm nhanh chóng”.

Khu vực xảy ra thảm họa cũng chưa từng gặp phải trận động đất lớn nào trong hơn 200 năm. Các nhà khoa học cũng không nhận thấy chỉ dấu nào về khả năng xảy ra trận động đất lần này. Do đó, cả chính quyền lẫn người dân đều bị bất ngờ khi thảm họa ập đến.

>>> Xem đầy đủ TẠI ĐÂY

T.Anh

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích