Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 30/1/2023
Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 30/1/2023
Theo dõi MTĐT trên
Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 30/1/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 30/1/2023.
COP28 cần tập trung vào hành động thay vì chỉ đưa ra các tầm nhìn
Phát biểu tại Dubai, cựu TTK LHQ nhấn mạnh: “Nhiều quốc gia, cá nhân đã đưa ra các tầm nhìn, chúng ta không cần thêm nữa. Chúng ta cần một hội nghị COP của các giải pháp, một hội nghị COP của các hành động”.
Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại Ai Cập tháng 11/2022 đã tạo được một bước ngoặt với thỏa thuận về quỹ đền bù cho những tổn thất từ các thảm họa tự nhiên liên quan đến biến đổi khí hậu mà các nước đang phát triển phải gánh chịu, cũng như làm chậm lại những tác động như hiện tượng nước biển dâng.
Tuy nhiên, giới chuyên môn vẫn cho rằng hội nghị không đạt được nhiều tiến triển trong việc giảm khí thải từ nhiên liệu hóa thạch làm Trái đất ấm lên.
Ông Ban Ki-moon kêu gọi nước chủ nhà của COP28 cân nhắc “hài hòa hóa” giữa việc thích nghi với những thiệt hại, tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra. Ông nêu rõ: “Chúng ta phải giúp các nước đang phát triển thích nghi với điều kiện đang thay đổi, nhưng nếu điều kiện đã bị tổn hại thì sao? Chúng ta cần hỗ trợ để các nước có thể phục hồi từ những tổn thất và thiệt hại đó”.
UAE đã chỉ định công ty dầu khí quốc gia làm chủ tịch hội nghị COP28 sắp tới, làm dấy lên những chỉ trích mạnh mẽ từ các nhà hoạt động môi trường. Nước sản xuất và xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới này đã bày tỏ quan điểm rằng dầu mỏ vẫn là một phần không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu, trong khi nhấn mạnh lợi ích của các giải pháp thu giữ carbon, loại bỏ CO2- khí thải chính gây hiệu ứng nhà kính, từ hoạt động đốt nhiên liệu hay trong không khí.
>>> Xem thêm TẠI ĐÂY
New Zealand: Dự báo mưa lớn vẫn tiếp diễn tại thành phố Auckland
Theo phóng viên TTXVN tại châu Đại Dương, Hội đồng thành phố Auckland (New Zealand) cho biết thành phố đang bị lũ lụt tàn phá này có thể sẽ phải hứng chịu các trận mưa lớn hơn trong những ngày tới.
Bốn người đã thiệt mạng và thiệt hại đã lên tới hàng triệu đôla kể từ khi lũ lụt tấn công thành phố lớn nhất này của New Zealand hôm 27/1.
Thành phố Auckland và khu vực Waitomo ở phía Nam vẫn đang áp dụng tình trạng khẩn cấp. Các chuyến bay đến và đi từ sân bay Auckland dự kiến vẫn sẽ bị hoãn hoặc hủy, trong khi các bãi biển xung quanh thành phố này tiếp tục phải đóng cửa.
Tân Thủ tướng Chris Hipkins cho biết mức độ thiệt hại rất nghiêm trọng, hiện có 350 người đang cần chỗ ở khẩn cấp và 40 ngôi nhà đang trong tình trạng nguy hiểm.
Cơ quan dự báo thời tiết Metservice cảnh báo mưa lớn sẽ xảy ra ở Auckland và Đảo Great Barrier trong 12 giờ, kể từ 5 giờ chiều ngày 31/1, với lượng mưa có thể từ 80mm đến 120mm.
Hội đồng thành phố Auckland dự báo lũ lụt và sạt lở đất sẽ tiếp diễn. Các dịch vụ khẩn cấp đã nhận được 30 cuộc gọi đề nghị giúp đỡ trong 12 giờ trước đó.
Các công ty bảo hiểm lớn đang hoạt động tại New Zealand, trong đó có
Phụ nữ Quảng Ninh chung tay bảo vệ môi trường
Để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường hằng ngày, chị La Thị Sinh, hội viên phụ nữ thôn Nà Làng, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, đã mạnh dạn làm mô hình phân loại rác, ủ phân hữu cơ tại hộ gia đình. Ngay khi thực hiện mô hình, gia đình chị Sinh đã chủ động xây hố ủ. Nắp đậy hố gas giá thành trên 200.000 đồng do Hội Phụ nữ huyện hỗ trợ. Các loại rác thải hữu cơ được chị Sinh phân loại, thu gom vào hố trộn với chế phẩm vi sinh giúp quá trình ủ diễn ra nhanh chóng. Sau khoảng nửa tháng, lượng rác thải đã được ủ thành phân hữu cơ tơi xốp đưa vào bón cho các loại cây, rất tươi tốt.
Chị La Thị Sinh chia sẻ: Mô hình phân loại rác, ủ phân hữu cơ đã mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình ở thôn trong trồng trọt, sản xuất nông nghiệp. Ý nghĩa hơn là mô hình đã góp phần không nhỏ trong việc hạn chế rác thải ra môi trường, giảm lượng rác thải sinh hoạt phải thu gom.
Hiện nay các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã thực hiện được 2.886 hố ủ phân hữu cơ bằng nhiều hình thức. Các địa phương đang làm khá tốt là: Đông Triều, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên… Ngoài mô hình hố ủ phân hữu cơ, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh tiếp tục triển khai nhiều hoạt động, nhiều mô hình thiết thực, sáng tạo, thu hút được đông đảo hội viên và nhân dân tham gia. Nổi bật là các phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; ngày thứ bảy, chủ nhật xanh; tuyến đường xanh-sạch-đẹp do phụ nữ quản lý; phân loại rác thải tại nguồn; làng mẫu, thôn mẫu 3 sạch; biến rác thành tiền, chi hội, thôn không rác; sản xuất thùng rác tái chế, gạch sinh thái…
>>> Xem đầy đủ tại đây
Quảng Ngãi: Tăng cường quản lý TN&MT tại các Khu kinh tế, KCN
Năm 2022, Ban Quản lý đã phối hợp với Sở TN&MT, huyện Bình Sơn lập hồ sơ, thủ tục trình UBND tỉnh giao đất cho Ban Quản lý để thực hiện việc giao lại đất, cho thuê đất với diện tích 104,59ha.
Đồng thời, ban hành quyết định cho thuê lại đất đối với 8 dự án, với diện tích gần 283ha. Bên cạnh đó, Ban Quản lý còn tập trung rà soát diện tích đã cho thuê sử dụng không đúng mục đích đối với 5 dự án, tổng diện tích hơn 22,1ha; xác định thông tin đơn giá cho thuê đất, thông báo nộp tiền thuê đất, mặt nước cho 9 dự án; điều chỉnh đơn giá thuê đất cho 4 dự án; xác định việc miễn, giảm tiền thuê đất cho 7 dự án; ký 22 hợp đồng thuê đất cho 7 dự án…
Ngoài ra, Ban Quản lý còn đề nghị Sở TN&MT kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm về đất đai, xử lý thu hồi đất của 2 dự án là Khu dịch vụ dầu khí OGS và Nhà máy May xuất khẩu Việt Mỹ; thực hiện gia hạn sử dụng đất đối với 8 dự án.
Rà soát báo cáo và đề xuất cấp thẩm quyền giải quyết những vướng mắc về lĩnh vực đất đai trên địa bàn KKT Dung Quất. Xây dựng và xác định chỉ tiêu đất KCN để đề xuất cấp thẩm quyền xem xét phân bổ chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu thực hiện các dự án trên địa bàn KKT Dung Quất đến năm 2030…
Bên cạnh siết chặt quản lý đất đai, thời gian qua, Ban Quản lý đã triển khai chương trình quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường trên địa bàn KKT Dung Quất và các KCN tỉnh. Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý, kiểm soát các nguồn ô nhiễm phát sinh do hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra.
>>> Xem thêm TẠI ĐÂY
T.Anh
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị