Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 28/12/2022

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 28/12/2022

MTĐT –  Thứ tư, 28/12/2022 16:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/12/2022. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/12/2022.

Thiên tai khắc nghiệt gây thiệt hại lớn cho nên kinh tế toàn cầu trong năm 2022

Theo Viện nghiên cứu bảo hiểm Swiss Re ước tính, tổng thiệt hại kinh tế của thế giới lên tới 260 tỷ USD vào năm nay do thảm họa tự nhiên gây ra. Con số này giảm 11% so với năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình 10 năm là 207 tỷ USD.

Biến đổi khí hậu đã và đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà không chỉ mỗi Việt Nam mà toàn thế giới đang phải gánh chịu.

tm-img-alt
Tác động của cơn bão Ian ở Fort Myers, Florida. Lực lượng hủy diệt của nó, đã tàn phá các vùng của Hoa Kỳ và Cuba vào tháng 9, tiêu tốn khoảng 100 tỷ đô la (Nguồn: EPA).

Theo báo cáo “Tình trạng khí hậu toàn cầu” thường niên của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), nhìn chung, 55% bề mặt các đại dương đã trải qua ít nhất một đợt sóng nhiệt trong năm 2022. Trong khi đó, tình trạng băng tan khiến mực nước biển dâng đã cao gấp đôi trong 30 năm qua, đe dọa hàng chục triệu người sinh sống ở những vùng trũng ven biển.

Năm 2022 đang trên đà trở thành năm nóng thứ 5 hoặc thứ 6 trong lịch sử ghi chép kể cả khi hiện tượng La Nina xảy ra năm 2020 đã phần nào giúp làm mát bầu khí quyển. Trong năm nay, rất nhiều cộng đồng cư dân trên toàn cầu trở thành nạn nhân của các hình thái thời tiết cực đoan ngày càng nghiêm trọng vì biến đổi khí hậu, từ các đợt sóng nhiệt ở Nam Á đến những mùa mưa thiếu nước ở Đông Phi hay hạn hán kéo dài và tồi tệ nhất ở Trung Quốc….

Cụ thể, tại Pháp, dữ liệu cho thấy số lượng sóng nhiệt tăng lên trông thấy. Trong số 43 hiện tượng được ghi nhận kể từ năm 1947, 9 đợt sóng nhiệt diễn ra trước năm 1989, số còn lại từ năm 1989 đến năm 2020. Theo Cơ quan Khí tượng quốc gia Pháp, số lượng các đợt nắng nóng trong 30 năm qua đã tăng gấp 3 lần so với 42 năm trước đó.

Lý giải hiện tượng thời tiết cực đoan đang xảy ra tại Bắc bán cầu

Mặc dù các cơn bão mùa đông không phải là bất thường, nhưng mức độ dữ dội và lượng tuyết khổng lồ mà những cơn bão mới nhất gây ra đã khiến các nhà khí tượng học và quan chức địa phương cảnh báo, đặc biệt là ở Mỹ.

Theo AFP, tuần này, các điều kiện thời tiết khắc nghiệt gây bão tuyết tiếp tục hoành hành ở các vùng phía đông bắc nước Mỹ đã gây mất điện trên diện rộng, đình trệ du lịch và khiến ít nhất 47 người trên 9 tiểu bang thiệt mạng.

Do sự vận động của các luồng không khí tại tầng bình lưu và cao hơn khiến không khí lạnh từ Bắc Cực bị đẩy xuống phía nam.

tm-img-alt
Đường cao tốc bị đóng băng ở Ontario, Canada. Ảnh: AFP

Thông thường, thời tiết đóng băng ở Bắc Cực bị “nhốt” trong xoáy cực – vòng gió ba chiều khổng lồ bao quanh Bắc Cực trong suốt mùa đông – hơi giống một con quay quay ngược chiều kim đồng hồ. Nó tạo thành ranh giới giữa không khí lạnh hơn ở Bắc Cực và không khí ấm hơn ở phía nam.

Nhưng đôi khi, xoáy cực có thể bị gián đoạn. Sức mạnh của xoáy cực có thể thay đổi nhiều trong mùa đông, và những biến thể này có thể dẫn đến sự thay đổi về sức mạnh và vị trí của dòng không khí chảy xiết trong tầng đối lưu bên dưới xoáy cực.

>>> Xem đầy đủ tại đây

Tìm hiểu về biến đổi khí hậu cho học sinh THCS thông qua cuộc thi “Lá chắn xanh”

Cuộc thi “Lá chắn xanh” có sự phối hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cuộc thi “Lá chắn xanh” là một hoạt động trong khuôn khổ dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” do Quỹ Khí hậu Xanh (GCF), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Chính phủ Việt Nam hỗ trợ.

tm-img-alt
Giải Nhất cuộc thi thuộc về em Cao Khánh Ly, học sinh lớp 6A, THCS Quảng Thanh, tỉnh Quảng Bình. Nguồn: UNDP

Cuộc thi được phát động từ tháng 6 năm 2022. Vòng 1 theo hình thức thi trắc nghiệm kiến thức trực tuyến đã có hơn 50 nghìn em học sinh của 555 trường THCS trên khắp 63 tỉnh, thành phố tham gia.

Vòng 2, các em đạt kết quả tốt nhất đã gửi gần 100 bài thi với các ý tưởng sáng tạo, đa dạng hình thức thể hiện về chủ đề phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Nhiều ý tưởng được đầu tư kỹ lưỡng về nội dung và hình thức thể hiện, gần gũi với thực tế địa phương. Điều đó cho thấy các em học sinh đang thực sự quan tâm và nâng cao kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực quan trọng này.

Giải Nhất cuộc thi thuộc về em Cao Khánh Ly, học sinh lớp 6A, THCS Quảng Thanh, tỉnh Quảng Bình với video clip chia sẻ cách phòng chống biến đổi khí hậu và ứng phó các tình huống thiên tai. Giải Nhì được trao cho em Võ Đoàn Tuyết Minh (trường THCS Lý Tự Trọng, tỉnh Trà Vinh) và em Trình Thủy Tiên (trường THCS Quảng Phú, tỉnh Quảng Bình).

Ngoài ra, cuộc thi còn có 3 Giải Ba và 5 giải Khuyến khích, đều là các ý tưởng sáng tạo và vô cùng thiết thực của các em học sinh về chủ đề này.

>>> Xem thêm tại đây

Tăng cường nhận thức và phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học

Mục tiêu chung của Đề án là tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn hệ sinh thái, hệ động vật, thực vật, nguồn gene…

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học; đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả và phù hợp với các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Đổi mới hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ, bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã, nhất là các loài động vật, thực vật hoang dã nhóm IA, IIA, IB, IIB và thuộc Phụ lục I Công ước CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp).

Chú trọng đối tượng tuyên truyền là người dân ở khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, tuyến di cư và điểm đến của các loài chim hoang dã.

Đưa chuyên đề bảo vệ đa dạng sinh học thành hoạt động truyền thông thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và giáo dục tại các nhà trường.

Phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học được đào tạo, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu.

>>> Xem đầy đủ tại đây

Quảng Ngãi tăng cường công tác tuyên truyền toàn dân tích cực tham bảo vệ môi trường

Chiều 27/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp về tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải rắn trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Sở TN&MT, hiện nay khối lượng rác thải rắn sinh hoạt (tại đô thị và các khu dân cư tập trung) được thu gom, xử lý trên địa bàn tỉnh khoảng 500 – 600 tấn/ngày. Công tác thu gom, vận chuyển do 3 công ty dịch vụ thực hiện; xử lý bằng phương pháp đốt, chôn lấp. Trong đó, Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Nghĩa Kỳ đảm nhiệm xử lý rác của 3 địa bàn, gồm TP.Quảng Ngãi, Tư Nghĩavà Nghĩa Hành; Công ty CP Đa Lộc xử lý rác tại Lý Sơn; Công ty CP Cơ – Điện – Môi trường Lilama và khu xử lý chất thải rắn Bình Nguyên xử lý rác tại Bình Sơn. Riêng địa bàn TX.Đức Phổ hiện chỉ thu gom tại 3 phường (12-15 tấn/ngày) và các địa bàn khác (5 -7 tấn/ngày) thu gom, xử lý tại địa phương bằng cách chôn lấp tạm thời.

Tại cuộc họp, các địa phương phản ánh những khó khăn trong thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải rắn sinh hoạt, nhất là hoạt động xử lý rác do thiếu nhà máy xử lý, hố chôn lấp hợp vệ sinh; thiếu kinh phí cho hoạt động xử lý rác thải, bảo vệ môi trường…

>>> Xem đầy đủ tại đây

Quảng Ninh thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chất thải y tế

Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai chương trình xây dựng cơ sở y tế xanh – sạch – đẹp, chương trình quản lý chất thải tại các cơ sở y tế, góp phần hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế, tạo môi trường trong lành, giúp người bệnh hồi phục sức khỏe.

Chất thải y tế phát sinh từ các hoạt động y tế, sinh hoạt của người bệnh và người nhà người bệnh. Chất thải y tế bao gồm chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại; trong đó chất thải y tế thông thường chiếm khoảng 80-90%, chất thải y tế nguy hại gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm. Các cơ sở y tế đều bảo đảm có các túi, thùng rác màu thu gom riêng loại chất thải.

Hiện 100% cơ sở y tế thực hiện phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển xử lý tất cả chất thải y tế thông thường theo đúng quy định của Bộ Y tế. Hưởng ứng phong trào giảm thiểu chất thải nhựa, 100% cơ sở y tế ký cam kết thực hiện; triển khai “mua sắm xanh”; hạn chế tối đa sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ chuyên môn có liên quan đến chất thải nhựa sử dụng một lần; một số cơ sở y tế lắp vòi nước uống RO hoặc máy lọc nước để cung cấp nước uống cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, nhằm giảm tối đa sử dụng nước uống đóng chai dùng 1 lần; nhà ăn bệnh viện sử dụng khay, bát bằng inox, cốc giấy để cung cấp các suất ăn…

>>> Xem thêm tại đây

T.Anh

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích